Trung Quốc "vượt rào" kiểm soát xuất khẩu của Mỹ như thế nào?

TRƯỜNG ĐẶNG 23/10/2023 04:00

Bất chấp những biện pháp mới của Mỹ, Trung Quốc vẫn sẽ nỗ lực vượt qua các rào cản bằng các "sáng kiến" của mình.

Bất chấp các lệnh cấm, Trung Quốc vẫn đạt được những đột phá trong ngành chip

Bất chấp các lệnh cấm, Trung Quốc vẫn đạt được những đột phá trong ngành chip

Hôm 18/10, Mỹ đã ban hành các quy định mới bổ sung vào việc hạn chế hơn nữa khả năng tiếp cận của Trung Quốc với các chip và thiết bị sản xuất tân tiến. Các biện pháp mới chắc chắn sẽ khiến các công ty Trung Quốc tốn thêm thời gian và tiền bạc, nhưng với những gì ngành chip Trung Quốc đã làm được suốt thời gian qua, các chuyên gia cho rằng Bắc Kinh không hẳn đã lâm vào cảnh đường cùng.

>>"Lỗ hổng" của Mỹ giúp Trung Quốc đột phá công nghệ bán dẫn

Một năm kể từ khi Mỹ áp đặt các lệnh hạn chế ngành chip của Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn đạt được những tiến bộ đáng kể - như sản phẩm điện thoại gần đây của Huawei sử dụng chip dựa trên nền tảng công nghệ 7nm.

Ông Jason Kao, Giáo sư kinh doanh tại Đại học Yuan Ze ở Đài Loan: “Thật khó để ngăn chặn hoàn toàn một quốc gia mua chip, linh kiện và thiết bị”.

Năm ngoái, ông cho biết một công ty thương mại của Nga muốn nhập khẩu thiết bị khoan chính xác (do Sandvik của Thụy Điển sản xuất) đã bị từ chối, do ngoài mục đích dân dụng, thiết bị này có thể ứng dụng trong quân sự. Tuy nhiên, ông cho biết sau đó thương nhân Nga đã mua được thiết bị đó thông qua một nhà phân phối Hồng Kông.

GS Kao nói: “Trung Quốc có rất nhiều cách để né tránh các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, chẳng hạn như đối tác bên thứ ba, các thực thể nước ngoài hoặc các công ty vỏ bọc khác”.

Với những lỗ hổng đó, chính quyền Washington đã phải công bố các quy định xuất khẩu mới vừa qua, nhằm cắt đứt hoàn toàn khả năng tiếp cận của Trung Quốc với các công cụ chip tiên tiến và chip AI.

Danh mục sản phẩm nhiều hơn và nhiều quốc gia hơn được đưa vào quy định. Nhiều quốc gia hiện đều phải tuân theo các yêu cầu cấp phép của Hoa Kỳ và Washington cũng cho biết họ sẽ làm việc với các nhà sản xuất chip theo hợp đồng trên khắp thế giới để xác định các nỗ lực lách quy định của Trung Quốc.

Bộ Thương mại Mỹ bày tỏ

Bộ Thương mại Mỹ bày tỏ "lo ngại" trước những tiến bộ của Bắc Kinh, khiến Washington phải vá những lỗ hổng trong lệnh cấm cũ

Bất chấp những nỗ lực cấm đoán của Mỹ, Huawei vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Đây là nhà sản xuất thiết bị mạng hàng đầu Trung Quốc và tạo ra doanh thu gần 88 tỷ USD vào năm 2022, nhiều hơn cả Cisco của Mỹ là 56,99 tỷ USD.

Theo các chuyên gia, bản chất của các biện pháp kiểm soát xuất khẩu có một thời hạn nhất định, khiến Trung Quốc tăng cường nhập khẩu thiết bị trước khi lệnh cấm có hiệu lực và giúp ích cho ngành chip nước này ít nhất là trong ngắn hạn.

Nhật Bản và Hà Lan trong năm nay đều đưa ra các hạn chế đối với việc xuất khẩu các công cụ chip tiên tiến như một nỗ lực làm vừa lòng Washington. Tuy nhiên, những động thái này diễn ra tương đối muộn, cũng như không phải công nghệ nào cũng nằm trong quyền quyết định của Mỹ.

Ông Gregory Allen, Giám đốc Trung tâm Wadhwani về AI và Công nghệ tiên tiến của CSIS cho biết: “Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Hà Lan và Nhật Bản đã không có hiệu lực trong một thời gian dài và đó là nguồn gốc của tiến bộ công nghệ của Trung Quốc ngoài cơ chế kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ…Các công ty Trung Quốc về cơ bản đã mua bất cứ thứ gì họ có thể trong thời gian đó”.

Các quy định mới nhất sẽ không có hiệu lực cho đến ngày 17 tháng 11 năm nay, có nghĩa là các công ty Trung Quốc tiếp tục có cơ hội xử lý trước và tạo điều kiện thuận lợi cho những đơn đặt hàng trước đó.

>>EU tìm cách "giáng đòn" công nghệ nhạy cảm Trung Quốc

Chưa kể, rất khó để theo dõi các bộ phận tách rời, được bán với các nhà phân phối khác nhau, của các nước khác nhau. Theo các nhà phân tích, việc kiểm soát các hệ thống và thiết bị hoàn chỉnh dễ dàng hơn nhiều. Ông Allen nói: “Khả năng theo dõi những gì xảy ra với những phụ tùng và linh kiện đó sau khi chúng được chuyển đến nhà phân phối trong một số trường hợp là rất hạn chế”.

Do chuỗi cung ứng công nghệ rất phức tạp, Washington cần thu hút các đồng minh ngoài Nhật Bản và Hà Lan, như Hàn Quốc, Đức, Bỉ, và lý tưởng nhất là toàn bộ Liên minh châu Âu, theo các chuyên gia.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy Nhật Bản là nguồn nhập khẩu thiết bị bán dẫn hàng đầu của Trung Quốc kể từ năm 2019. Lượng nhập khẩu từ Hà Lan cũng tăng lên kể từ năm 2020. 

Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc vẫn sẽ tìm được nhiều cách để

Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc vẫn sẽ tìm được nhiều cách để "lách" lệnh cấm của Mỹ

Theo các chuyên gia và giám đốc điều hành trong ngành, một cách né tránh phổ biến khác của Trung Quốc là thành lập một công ty mới hoặc đơn giản là đổi tên công ty.

Ông Allen cho biết: “Các công ty Trung Quốc đã trở thành "chuyên gia" thực sự trong việc thành lập các công ty vỏ bọc để trốn tránh các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ”. Ông nói thêm rằng Bộ Thương mại Mỹ đã nhận ra rằng họ đang gặp khó khăn trong việc xác định các công ty vỏ bọc của Bắc Kinh.

Một giám đốc điều hành chuỗi cung ứng chip nói với Nikkei Asia về một thủ đoạn khác được sử dụng để đưa linh kiện vào Trung Quốc. Ông cho biết: “Một cách tiếp cận là đánh dấu các lô hàng linh kiện là phụ tùng phế thải để qua hải quan. Sau khi những bộ phận này vào Trung Quốc, sẽ có người nhận và đóng gói lại chúng.” Trong khi đó, việc kiểm soát các chuyến hàng thực tế ở cảng gần như là bất khả thi do hạn chế về nguồn lực.

Dù vậy, các chuyên gia cho rằng về dài hạn, kiểm soát xuất khẩu của Mỹ vẫn là một cách hiệu quả để kiềm chế tham vọng công nghệ của Trung Quốc. Cách làm "giật gấu vá vai" có thể tác dụng trong ngắn hạn nhưng nếu không có các đột phá thực sự về công nghệ trong nước, sẽ rất khó cho Trung Quốc tiếp tục vươn lên trong chuỗi giá trị. 

Có thể bạn quan tâm

  • “Cuộc chiến” chất bán dẫn (Kỳ X): Mỹ tiếp tục tung

    “Cuộc chiến” chất bán dẫn (Kỳ X): Mỹ tiếp tục tung "đòn hiểm"

    03:30, 21/10/2023

  • Đài Loan đi

    Đài Loan đi "nước cờ" mới nhằm thống trị ngành bán dẫn

    04:00, 17/10/2023

  • “Cuộc chiến” chất bán dẫn (Kỳ IX):

    “Cuộc chiến” chất bán dẫn (Kỳ IX): "Cơn sóng ngầm” trong lòng nước Mỹ

    04:00, 11/10/2023

  • “Cuộc chiến” chất bán dẫn (Kỳ VIII): Bài học nào từ lịch sử ngành bán dẫn Mỹ?

    “Cuộc chiến” chất bán dẫn (Kỳ VIII): Bài học nào từ lịch sử ngành bán dẫn Mỹ?

    04:00, 10/10/2023

TRƯỜNG ĐẶNG