Lộ diện “ông vua kinh tế” mới ở châu Á

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 29/11/2023 04:30

Quốc gia Nam Á đang bứt tốc và vượt lên rất nhanh trên đường đua vào kỷ nguyên kinh tế số. "Ông vua kinh tế" mới này đang dần lộ diện.

Foxconn đã chọn Ấn Độ cho kỷ nguyên mới

Foxconn đã chọn Ấn Độ cho kỷ nguyên mới

>>Foxconn hứng thú với kế hoạch của Ấn Độ

Trong thế giới ngày nay, sự phát triển và dịch chuyển của công nghệ giống như hàn thử biểu đo lường xu hướng kinh tế và chính trị. Bởi suy cho cùng, chính những gã khổng lồ công nghệ mới là thế lực dẫn đắt, điều khiển, thậm chí thao túng thế giới.

Foxconn - nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới, vừa công bố kế hoạch đầu tư hơn 1,5 tỷ USD vào Ấn Độ. Đây được coi là cú dịch chuyển lớn nhất ra khỏi Trung Quốc kể từ năm 2020.

Foxconn đứng đầu thế giới trong lĩnh vực dịch vụ điện tử (EMS), với thị phần hơn 40%, bao gồm bốn lĩnh vực sản phẩm chính: hàng điện tử tiêu dùng, điện toán đám mây, thiết bị đầu cuối máy tính, linh kiện và các lĩnh vực khác.

Trung Quốc trải qua khoảng thời gian thay đổi mạnh mẽ kể từ sau đại dịch, hệ quả của chính sách “zero COVID”, cùng với sự hỗn loạn về địa chính trị nói chung, đã khiến các nhà cung cấp của Apple như Foxconn phải đánh giá lại sự hiện diện tập trung của họ ở đại lục.

Hãng này đang sử dụng khoảng 40.000 công nhân tại cơ sở sản xuất của họ tại bang Tamil Nadu. Foxconn có kế hoạch tăng gấp 4 lần lực lượng lao động tại nhà máy sản xuất iPhone ở Tamil Nadu vào cuối năm 2024 để mở rộng hoạt động ra bên ngoài Trung Quốc.

Phải chăng, trung tâm sáng tạo của thế giới đang dịch chuyển về Nam Á? Trung Quốc không còn dư địa để tạo ra thêm những kỷ lục phát triển, tăng trưởng? Điều đó đang diễn ra - ít nhất trên con số thống kê.

Sau 4 năm kinh tế toàn cầu bị tàn phá bởi dịch COVID-19, cộng hưởng bởi tác động của chiến tranh cục bộ, không một nền kinh tế nào đạt được bước thăng tiến nhanh, mạnh và ổn định như Ấn Độ.

Quốc gia Nam Á này đã mất 67 năm để đạt được 1.000 tỷ USD GDP đầu tiên, nhưng chỉ cần 8 năm để đạt được 2.000 tỷ USD và 5 năm sau đó để đưa tổng sản phẩm quốc nội chạm mốc 3.500 tỷ USD.

Hồi tháng 2 năm nay, Ấn Độ được nhiều chuyên gia dự báo sẽ vượt Đức trở thành nền kinh tế thứ 4 toàn cầu vào đầu năm 2024. Mới đây, hãng xếp hạng tín nhiệm S&P Global đưa ra dự báo rằng Ấn Độ sẽ vượt Nhật Bản về quy mô kinh tế vào năm 2030, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai châu Á, lớn thứ 3 thế giới.

Ấn Độ được dự báo vượt qua Nhật trong top 3 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu vào năm 2030

Ấn Độ được dự báo vượt qua Nhật Bản để lọt vào Top 3 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu vào năm 2030

Sức hút Ấn Độ ngày càng lớn, tháng 8 năm nay Ấn Độ gia nhập nhóm rất ít các nền khoa học kỹ thuật đủ sức đưa tàu vũ trụ lên mặt trăng. Sang tháng 9, Thủ tướng Narendra Modi chủ trì khai mạc Thượng đỉnh 20 nền kinh tế hàng đầu (G20) tại New Delhi.

Hạ tầng số tại Ấn Độ phát triển nhanh đến mức đáng kinh ngạc, ví dụ kho dữ liệu sinh trắc học của 1,4 tỷ người chỉ mất 15 năm xây dựng, cho phép nước này quản trị quốc gia chỉ với vài thao tác, tích hợp với các nền tảng kinh tế số.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết, hạ tầng số trong lĩnh vực tài chính của Ấn Độ đã hoàn thiện sau 6 năm triển khai, trong khi quá trình này ở nhiều quốc gia có khi mất nửa thế kỷ.

Nếu cách đây 30 năm Trung Quốc đại diện cho trường phái lấy tài nguyên, vốn, nhân khẩu học và chính sách làm bệ đỡ cho thành tựu nhảy vọt, đại diện bởi các ngành công nghiệp gia công, lắp ráp, sao chép kỹ thuật công nghệ, thì Ấn Độ ngày nay gây ấn tượng với khả năng sáng tạo, làm chủ công nghệ của cách mạng 4.0.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngược dòng thế giới, ngành hàng không Ấn Độ “cất cánh”

    Ngược dòng thế giới, ngành hàng không Ấn Độ “cất cánh”

    04:00, 11/11/2023

  • Ấn Độ sẽ thay thế Trung Quốc thành động lực mới cho kinh tế toàn cầu?

    Ấn Độ sẽ thay thế Trung Quốc thành động lực mới cho kinh tế toàn cầu?

    03:30, 10/11/2023

  • Ấn Độ- Động lực tăng trưởng mới của thế giới

    Ấn Độ- Động lực tăng trưởng mới của thế giới

    03:30, 05/11/2023

TRƯƠNG KHẮC TRÀ