Khủng hoảng chính trị bủa vây OPEC+

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 01/12/2023 04:30

Nhiều khả năng OPEC+ vẫn đạt được cam kết cắt giảm sản lượng, nhưng lần này quyết định đưa ra là rất mạo hiểm trong bối cảnh đầy biến động.

OPEC+ đối diện với rất nhiều áp lực cho quyết định sắp tới

OPEC+ đối diện với rất nhiều áp lực cho quyết định sắp tới

>>Mỹ và OPEC "liên thủ" đấu với Nga?

Dù nhiều nhà phân tích nghiêng về khả năng Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) sẽ đạt được mục tiêu hạ sản lượng tại cuộc họp Thượng đỉnh ở Vienne, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi thứ đều suôn sẻ.

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị bủa vây kinh tế toàn cầu như hiện nay, quyết định của OPEC+ không khác gì canh bạc đầy may rủi. Bởi không một tổ chức, chuyên gia nào có thể xác quyết kịch bản thị trường dầu mỏ trong năm tới.

Không hẳn nhiên mà một số thành viên đề nghị ẩn danh của OPEC + nhấn mạnh giá dầu gần đây bị áp lực bởi việc bán tháo trong một thị trường tương lai thắt chặt, trong khi một số đại diện khác nói rằng, giá dầu hiện được định hình bởi chính trị toàn cầu, bao gồm cả những diễn biến ở Gaza. Vậy thực hư thế nào?

Thứ nhất, OPEC+ và các thị trường rộng lớn hơn phải đối mặt với tình trạng không chắc chắn liệu xung đột Israel - Hamas  có lan sang cả khu vực Trung Đông hay không?

Liên quan đến xung đột Israel - Hamas, lời kêu gọi của nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei về lệnh cấm vận dầu mỏ của Hồi giáo đối với Israel như “quả bom nổ chậm”.

Bản thân dòng dầu thô của Tehran cũng đang bị đặt câu hỏi. Cố vấn an ninh năng lượng của Nhà Trắng, ông Amos Hochstein nói rằng: Mỹ sẽ thực thi các lệnh trừng phạt dầu mỏ đối với Iran trong bối cảnh cuộc chiến tranh Trung Đông đang bùng phát, đồng thời lưu ý rằng xuất khẩu dầu của Iran sẽ giảm.

Ngoài ra, Quốc hội Libya đã bỏ phiếu để tăng cường “hình sự hóa” quan hệ với Israel; lực lượng Houthi ở Yemen được cho đã nhắm vào lĩnh vực năng lượng của quốc gia Do thái - coi tất cả các tàu chở dầu thuộc sở hữu hoặc giao dịch với Israel là “mục tiêu hợp pháp” đe dọa an ninh của các tuyến đường chở dầu quan trọng qua Biển Đỏ.

Eo biển Hormuz, tuyến đường huyết mạch vận chuyển dầu ra khỏi Trung Đông

Eo biển Hormuz, tuyến đường huyết mạch vận chuyển dầu ra khỏi Trung Đông

>>OPEC và Nga ký "thỏa thuận lịch sử", giá dầu có được cứu?

Thứ hai, bóng ma khủng hoảng dầu mỏ 50 năm trước vẫn còn ám ảnh, mặc dù OPEC+ thể hiện quan điểm không “chính trị hóa”, “vũ khí hóa” hoạt động sản xuất năng lượng, nhưng các biến động chính trị không bao giờ bỏ sót ngành công nghiệp quan trọng bậc nhất này.

Mỹ là quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, nhưng cũng là khách hàng lớn nhất của mặt hàng chiến lược này. Sở dĩ như vậy một phần do các nhà máy lọc dầu ở Mỹ không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước; phần còn lại - quan trọng hơn là nguồn dầu thô từ Trung Đông rẻ hơn ở Mỹ.

Công ty nghiên cứu năng lượng Rystad Energy cho biết, các mỏ dầu ở Trung Đông có chi phí sản xuất thấp nhất thế giới ở mức 31 USD/thùng, trong khi dầu sản xuất từ các giếng nước sâu của Mỹ ở mức 43 USD/thùng, với dầu sản xuất từ công nghệ fracking (đá phiến) có giá 44 USD/thùng.

Nếu Washington tăng cường ủng hộ đồng minh Israel làm lan rộng chiến tranh ở Trung Đông thì hậu quả rất khủng khiếp. Trong chiến tranh, các mỏ dầu, nhà máy lọc dầu là mục tiêu ưa thích của các bên; làm tắc nghẽn tuyến đường vận chuyển dầu ra khỏi Trung Đông.

Chắc chắn, nếu chiến tranh leo thang, dầu mỏ sẽ bị sử dụng như “vũ khí” đáng gờm. Cách thông thường nhất là Trung Đông ngừng xuất khẩu dầu sang Mỹ - kịch bản khủng hoảng dầu lửa - kinh tế 1973 hoàn toàn có thể tái hiện trên mức độ nghiêm trọng hơn nhiều.

Có thể bạn quan tâm

  • Lộ diện lý do OPEC+ bất đồng về sản lượng dầu

    Lộ diện lý do OPEC+ bất đồng về sản lượng dầu

    04:30, 26/11/2023

  • OPEC+

    OPEC+ "rạn nứt", Nga soán ngôi Saudi Arabia

    05:00, 30/06/2023

  • Với NOPEC, Mỹ có dễ

    Với NOPEC, Mỹ có dễ "ra đòn" OPEC?

    03:00, 27/05/2023

  • “Cú sốc” mới từ OPEC+

    “Cú sốc” mới từ OPEC+

    12:00, 08/04/2023

TRƯƠNG KHẮC TRÀ