Với NOPEC, Mỹ có dễ "ra đòn" OPEC?

Diendandoanhnghiep.vn Hạ viện Mỹ đang xem xét thông qua dự luật không liên minh sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ (NOPEC) nhằm ngăn chặn Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tiếp tục cắt giảm sản lượng.

>> “Cú sốc” mới từ OPEC+

p/Quốc hội Mỹ dự kiến thông qua dự luật NOPEC nhằm ngăn chặn OPEC tiếp tục tăng sản lượng. Ảnh: Bloomberg

Quốc hội Mỹ dự kiến thông qua dự luật NOPEC nhằm ngăn chặn OPEC tiếp tục tăng sản lượng. Ảnh: Bloomberg

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu dự luật này được thông qua, thì việc thực thi cũng không hề dễ dàng.

Đổ vỡ quan hệ Mỹ - Saudi Arabia

Khái quát lại, một nửa sức mạnh của nước Mỹ được giao phó cho đồng đô la. Đồng tiền này ra sức “o bế” mọi giao dịch, một trong những sứ mệnh vĩ đại của nó là kiểm soát mọi hoạt động trong lĩnh vực khai thác, phân phối dầu mỏ và khí đốt.

Để làm được điều này, Washington dùng “cây gậy” và “củ cà rốt” để vừa “đấm” vừa “xoa” tất cả các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, trong đó Saudi Arabia đóng vai trò chủ chốt. Nhưng chiến sự Nga- Ukraine và sự trỗi dậy của Trung Quốc đã đẩy Saudi Arabia rời khỏi tầm tay Mỹ.

Từ cuối năm 2022 đến nay, OPEC đã hai lần cắt giảm sản lượng dầu với tổng cộng hơn 5 triệu thùng/ngày, bất chấp lời kêu gọi của Tổng thống Joe Biden. Nguồn cung giảm, giá tăng gây thêm sức ép lạm phát ở Mỹ, giúp Moscow duy trì nguồn thu chống lại lệnh trừng phạt và duy trì chiến sự ở Ukraine. Nhưng quan trọng hơn cả, động thái gần đây của OPEC đe dọa ngôi vị của USD, vô hiệu hóa tiếng nói của Mỹ.

Diễn biến giá dầu thô thế giới

Diễn biến giá dầu thô thế giới


Trong bối cảnh đó, giới lập pháp Mỹ nảy ra ý tưởng trả đũa Saudi Arabia. Việc sửa đổi, bổ sung đạo luật NOPEC có thể xem là điểm khởi phát cho hàng loạt rủi ro pháp lý mà OPEC có thể gặp phải trong tương lai.

NOPEC dự kiến “thu hồi quyền miễn trừ tư pháp quốc gia”. Theo đó, các thành viên OPEC hoàn toàn có thể bị khởi kiện tại Mỹ; bị cưỡng chế thi hành án; tài sản quốc gia có thể bị tịch thu,…

Riêng trong quý II/2022 khi giá dầu xác lập kỷ lục, Saudi Arabia bội thu, đầu tư 7,5 tỷ USD mua trái phiếu tại 17 doanh nghiệp Mỹ. Ngoài ra, nước này cùng với Kuwait, UAE, Iraq nắm giữ tổng cộng 268 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ. Rất nhiều nhà tài phiệt từ Trung Đông đang đầu tư hàng nghìn tỷ USD ở Mỹ và châu Âu, sở hữu bất động sản siêu sang, câu lạc bộ bóng đá…

>> OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu, ai hưởng lợi?

Tài sản khổng lồ bên ngoài của OPEC là điểm yếu để Washington sử dụng đạo luật NOPEC. Dù vậy, giới phân tích hoài nghi khả năng dự luật trên sẽ được Quốc hội Mỹ thông qua trong bối cảnh giá dầu gần đây liên tục “lao dốc” do thị trường lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu.

Cuộc chiến chưa có hồi kết

Bình ổn giá năng lượng là mong muốn của hầu hết quốc gia, có nghĩa rằng, đảm bảo nguồn cung dồi dào trong môi trường tiêu thụ lành mạnh sẽ kích thích phục hồi kinh tế toàn cầu, đẩy lùi lạm phát. Song, OPEC và Nga luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận, trong khi Mỹ và châu Âu không bao giờ chấp nhận đứng ngoài cuộc chơi.

Giá dầu hiện chỉ còn 75USD/thùng, đây là điều kiện lý tưởng để ổn định kinh tế vĩ mô, kìm chế lạm phát, dập tắt nguy cơ khủng hoảng năng lượng. Tuy vậy, mục đích cuối cùng của Mỹ là khuất phục OPEC, giành quyền kiểm soát thị trường năng lượng.

Trên thực tế, không mấy khi thị trường dầu mỏ đáp ứng kỳ vọng chung, thường bị cuốn theo các biến động địa chính trị, cạnh tranh giữa các siêu cường dẫn đến hai thái cực: Giá dầu rớt sâu hoặc tăng kỷ lục để phục vụ mục đích chính trị.

Liệu đạo luật NOPEC có thể được thông qua? Khả năng này là không cao, một phần nguyên nhân xuất phát từ lợi ích Mỹ. Một khảo sát thực hiện bởi Morning Consult và Politico cho biết chỉ dưới một nửa số cử tri Mỹ tham gia ủng hộ dự luật NOPEC, bao gồm hơn một nửa đảng viên Dân chủ và 40% đảng viên Cộng hòa.

Giá dầu quá thấp khiến ngành khai thác công nghiệp năng lượng Mỹ kém cạnh tranh. Bởi vì, chi phí sản xuất dầu ở Mỹ cao hơn nhiều so với Saudi Arabia, kể cả khi các bên đưa nhau vào cuộc đua xuống đáy, OPEC vẫn có lợi thế nhất định.
Trong trường hợp NOPEC có hiệu lực, OPEC sẽ nhượng bộ? Không hoàn toàn! Châu Á đang nổi lên là thị trường tiêu dùng mạnh nhất thế giới; nhiều quốc gia đã thanh toán giao dịch dầu mỏ bằng nội tệ, thay vì USD. Đặc biệt, BRICS dự kiến sẽ phát hành đồng tiền chung cho mục đích này.

Ở phương diện khác, Mỹ không còn hiện diện quân sự đáng kể ở Trung Đông. Việc Mỹ gia tăng các biện pháp hạn chế đối với OPEC có thể tạo cơ hội để những nhà cung cấp vũ khí khác thay thế vai trò của Mỹ tại khu vực này, nhất là khi Saudi Arabia đang là khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Mỹ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Với NOPEC, Mỹ có dễ "ra đòn" OPEC? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714313269 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714313269 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10