OPEC đang lên danh sách chi tiết về hạn ngạch cắt giảm nguồn cung giữa các thành viên và các đồng minh nhằm đẩy mạnh nỗ lực ngăn chặn một trong những đợt giảm giá dầu lớn nhất trong nhiều năm.
Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho biết để đạt được mức cắt giảm 1,2 triệu thùng mỗi ngày (bpd), các nước thành viên sẽ cần giảm 3,02% sản lượng. Đây là mức giảm cao hơn sơ với con số 2,5% được thảo luận ban đầu vào đầu tháng này.
"Vì mục tiêu cởi mở và minh bạch, và để củng cố tâm lý và niềm tin của thị trường, điều quan trọng là phải công khai các điều chỉnh sản lượng như quyết định đã thống nhất", ông Barkindo viết trong lá thư gửi tới các thành viên OPEC.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 06/12/2018
11:15, 05/12/2018
05:30, 04/12/2018
04:30, 26/11/2018
OPEC và các nhà sản xuất dầu không thuộc OPEC, trong đó có Nga đã đồng ý cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày (bpd), Ả rập Xê út sẽ rút 322.000 bpd khỏi thị trường. OPEC còn toan tính giảm sản lượng 800.000 bpd.
Mặc dù vậy, việc cắt giảm nguồn cung đã thất bại trong việc ngăn chặn giá dầu tiếp tục giảm khi các chuyên gia nhận định đây chỉ là giải pháp tình thế, phù hợp trong ngắn hạn.
Kể từ khi leo lên mức cao nhất trong bốn năm gần đây, giá dầu thô hiện tại đã giảm hơn một phần ba. Làn sóng giảm giá gần nhất diễn ra vào thời điểm thị trường năng lượng cũng như nền kinh tế toàn cầu đang bị cản trở bởi một loạt các yếu tố bất lợi.
Những lo ngại gia tăng về tình trạng dư thừa nguồn cung, tình trạng hàng tồn kho vẫn chưa được cắt giảm; dự báo sản lượng kỷ lục của Mỹ và Nga, suy thoái kinh tế, OPEC có dấu hiệu tan rã... tất cả đều gây áp lực làm giảm giá dầu.
Bên cạnh đó, cũng có thể thấy rằng, giá dầu liên tiếp giảm sâu phản ánh sự bất lực của OPEC trong việc kiểm soát diễn biến trên thị trường này. Từ thực tế này đã chỉ ra, OPEC đang mất dần vị thế của mình do những rắc rối từ nội bộ các quốc gia thành viên gây nên.
Đầu tiên, với sự ra đi của Qatar, đất nước có tiếng nói và tầm ảnh hưởng lớn trong khối OPEC nhờ tiềm lực tài chính, cũng như là cầu nối quan trọng giữa các nước trong tổ chức với các đối tác lớn như Nga, Mỹ và châu Âu.
Trong hai năm qua, nước này đã bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp ngoại giao với nhà sản xuất lớn nhất của OPEC là Ả Rập Xê út, và đã bị một số nước láng giềng Ả Rập tẩy chay vì những cáo buộc rằng Doha tài trợ cho các hoạt động khủng bố ở Trung Đông. Như vậy lý do Qatar rời OPEC không không hề đơn giản!
Bên cạnh đó - với tư cách là thành viên chủ chốt của OPEC, các quyết định của Ả rập Xê út chịu sức ép lớn từ Mỹ từ vụ việc ám sát nhà báo Jamal Khasoggi, mối quan hệ với hoạt động kinh doanh của gia đình Tổng thống Trump cũng như sự rắc rối vốn có ở Trung Đông.
Điều này đã khiến nhiều nước trong OPEC không “vừa lòng” và chắc chắn sẽ phải cân nhắc, tính toán lợi ích của chính mình. Một lần nữa cho thấy dầu mỏ chính là con bài chính trị rất hiệu quả.
Mặc dù còn những yếu tố ngoại khối tác động, đó là nhu cầu về dầu của những nước tiêu thụ hàng đầu như Trung Quốc suy giảm, Ấn Độ chỉ chấp nhận mua dầu với mức giá vừa phải...
OPEC không co lý do để tồn tại nếu một khi họ không còn đảm bảo được quyền lợi của các thành viên, hay nói cách khác, nếu không giữ được giá dầu, OPEC chắc chắn phải tan rã.
Tuy nhiên, có một điều đang dần hiện rõ, OPEC không còn sự đoàn kết như trong quá khứ. Rất có thể, trong tương lai, các quyết định liên quan đến giá dầu trên thế giới sẽ dần rơi vào các nước như Nga hoặc Mỹ nếu sự chung sống giữa các nước còn lại tiếp tục rạn nứt.