Các doanh nhân và chuyên gia truyền lửa cho top 6 dự án phía Nam vào chung kết
Chiều ngày 21/12, báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp (cơ quan đại diện phía nam) tổ chức buổi tư vấn và góp ý cho các nhóm dự án lọt vào vòng thi chung kết cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2.
Buổi tư vấn có sự tham gia của lãnh đạo đại diện báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp, các chuyên gia là các doanh nhân thành đạt khu vực phía Nam, gồm: Ông Lê Thành Hưng, Phó giám đốc Công ty Bao bì Vĩnh Thành; Bà Phạm Thị Lan Khanh - Giám đốc Công ty Truyền thông số; Ông Mai Hữu Tài, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đi cho biết; ông Nguyễn Trọng Minh, Giám đốc Trung tâm ứng phó sự cố Môi trường và các thành viên của các nhóm dự án.
Có thể bạn quan tâm
Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia 2018: TOP 20 dự án xuất sắc nhất tham dự coaching
07:58, 21/12/2018
Nhiều nhà khởi nghiệp phá vỡ rào cản các mô hình kinh doanh cũ
04:18, 21/12/2018
Cử nhân bỏ phố về quê khởi nghiệp với nghề trồng rau thủy canh
04:08, 21/12/2018
26/12: Chung kết cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2018
11:01, 20/12/2018
Tại buổi tư vấn nhà báo Phạm Văn Hùng, Phó tổng Biên tập báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp - Trưởng cơ quan đại diện phía Nam, hội đồng kiểm nghiệm cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia phía Nam được thành lập cách đây 7 năm, từ khi thành lập đã hướng dẫn nhiều dự án đạt giải hàng năm. Năm nay là năm đầu tiên chương trình chung kết của cuộc thi sẽ được tổ chức tại phía Nam. Vì tính quan trọng của chương trình ban tổ chức đã mời ban cố vấn đến nghe các thành viên thuyết trình và góp ý cho các thành viên để có thể đạt được một thành quả tốt nhất trong cuộc thi sắp tới. Qua buổi tư vấn ban tổ chức mong muốn nhìn ra được những mặt còn hạn chế để giúp các thành viên tham dự hoàn thiện dự án, chuẩn bị tốt cho chương trình chung kết sắp tới. Nhà báo Phạm Văn Hùng cũng chúc các nhóm sẽ giành được ngôi vị cao nhất trong kì thì đang đến, chúc mừng các thành viên đã vào tốp 6 cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia 2 năm nay.
Tại buổi tư vấn, góp ý về những mặt còn hạn chế cho cho các dự án để sẵn sàng cho cuộc thi chung kết đang đến gần các chuyên gia bày tỏ nhiều góp ý bổ ích, trong đó nhấn mạnh và đánh giá về các mặt, truyền thông của dự án, hiệu quả kinh tế và phong cách trình bày của các thành viên cần được rèn luyện và thể hiện rõ nét hơn nữa bởi đó là những yếu tố thuyết phục ban giám khảo.
Góp ý dự án mô hình nhà chống ngập, chống lũ của nhóm thành viên đến từ Đại học Xây dựng miền Tây, bà Phạm Thị Lan Khanh, Giám đốc Công ty truyền thông số, chia sẽ dự án mới chỉ nêu thị trường ở đồng bằng Sông Cửu Long mà chưa có sự mở rộng phổ biến ở các khu vực khác trong nước và ngoài nước. Đây là một điểm hạn chế cần được xem xét. Bên cạnh đó bà Khanh cũng nhấn mạnh về vấn đề bản quyền của các dự án cần phải xác định đã được chấp nhận hay chưa, nhấn mạnh ở điểm đã được chấp nhận sẽ nâng cao giá trị cho dự án.
Chia sẽ về các vấn đề cần lưu ý tham gia cuộc thi bà Khanh cũng cho biết, Ban giám khảo sẽ thẩm định dự án về quy mô, nhiều khu vực chứ không bó hẹp trong 1 khu vực, ban giám khảo sẽ xem xét đến tính khả thi và phổ biến của dự án có phát triển ở các vùng rộng lớn hơn. Chia sẽ thêm về bí quyết trình bày rõ ràng, tự tin bà Khanh cũng cho biết về tác phong khi trình bày các thành viên cần thể hiện rõ ràng, mạnh mẽ. Bí quyết trước khi lên sân khấu để trình này hãy hít thở một hơn thật dài, lấy sự bình tĩnh và tự tin cho chính mình. Bên cạnh đó, người thuyết trình cũng cần lưu lý không bị các sile dẫn dắt nhưng hãy là người dẫn sắt sile. Điểm nhấn mạnh của các sile, khác biệt sẽ là điểm cộng để các nhà đầu tư chú ý đến dự án.
Cùng góp ý cho các dự án tại buổi tư vấn, ông Lê Thành Hưng, Phó giám đốc Công ty Bao bì Vĩnh Thành, chia sẽ về dự án, về cách trình bày của người làm dự án cần phải rõ ràng và phong cách trình bày phải có điểm mạnh, điểm khác biết làm sao để thu hút được nhà đầu tư. Ông Hưng cũng đánh giá cao về tốp 6 dự án năm này, đặc biệt là đối với dự án công nghệ (hệ sinh thái kết nối vạn vật cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo). Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc trình bày ông Hưng cũng chia sẽ, cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng đối với việc trình bày dự án trước đám đông làm sao để người nghe có thể hình dung được điểm trọng tâm, cốt lõi và xâu chuỗi thành một câu chuyện thu hút người nghe.
Cùng chung ý kiến góp ý cho các dự án, ông Nguyễn Trọng Minh, Giám đốc Trung tâm ứng phó sự cố Môi trường, khẳng định phong cách di chuyển, vị trí đứng cho một bài thuyết trình trước khán giả cần được đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ ban giám khảo sẽ là các doanh nhân họ sẽ đánh giá điểm của bạn khá cao ở cách trình bày, phong thái ngoài nội dung của sile. Ông Minh cũng chia sẽ về doanh thu của dự án khi thực nếu như doanh thu tính ra quá nhỏ sẽ không đảm bảo cho dự án được khả thi bởi không có nguồn thu cho người lao động của dự án. Tại buổi tư vấn ông Minh cũng hướng dẫn cho các thành viên về cách xây dựng một sile chuẩn và tốt nhất để thuyết phục ban giám khảo, trong đó nhấn mạnh về tính khả thi về kinh tế mà sile thể hiện, sự liên kết giữa các phần nội dung trong sile, sự cân bằng về bố cục của sile trong đó nhấn mạnh đến lĩnh vực hiệu quả kinh tế mà dự án mang lại…
Được biết, tại khu vực phía Nam năm nay sẽ có 5 dự án tham gia cuộc thi chung kết Khởi nghiệp quốc gia 2, trong đó có 3 dự án lọt tốp 6 những dự án được đánh giá cao là: Inut Platform – IoT Platfrom – hệ sinh thái kết nối vạn vật cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; Nhà lưỡng cư thích ứng biến đổi khí hậu khu vực đồng bằng Sông Cửu Long; Sản xuất Chế phẩm vi sinh từ bột bã mía phục vụ trong nuôi tôm thâm canh.