Vai trò của vườn ươm doanh nghiệp Kỳ III: Dưới góc nhìn của Hội đồng cố vấn khởi nghiệp ĐMST Quốc gia
Ươm tạo doanh nghiệp là hoạt động đòi hỏi nguồn hạt giống tốt, nguồn lực hỗ trợ, nguồn lực tri thức chất lượng, khả năng kết nối mạng lưới hệ sinh thái khởi nghiệp tốt.
Nhận định việc triển khai chương trình ươm tạo còn gặp nhiều khó khăn, dưới góc độ của Hội đồng cố vấn khởi nghiệp ĐMST Quốc gia, cần đưa ra những đề suất để vườn ươm có thể phát huy được hết vai trò của mình.
Thực trạng phát triển các vườn ươm doanh nghiệp tại Việt Nam
Việc triển khai chương trình ươm tạo hầu hết đang gặp khó khăn ở các vườn ươm, do chưa được hỗ trợ từ các nguồn lực Nhà nước một cách hệ thống, chưa có hệ sinh thái khởi nghiệp đồng bộ, nền tảng giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chưa phát triển và lan tỏa trong hệ sinh thái khởi nghiệp ở các trường Đại học, mạng lưới cố vấn chưa đủ chất lượng và hạn chế về số lượng, chưa đáp ứng nguồn cung cố vấn cho các chương trình ươm tạo. Hệ sinh thái khởi nghiệp trong các trường đại học vẫn đang giai đoạn phát triển ban đầu, còn nhiều thách thức lớn, chưa xem hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ quan trọng, chưa đầu tư và có định hướng phát triển khởi nghiệp đổi mởi sáng tạo ở các trường đại học, vì vậy nên có cách làm mới, gắn nhiệm vụ phát triển ươm tạo với nhiệm vụ chính của nhà trường.
Vai trò của Ban điều hành Hội đồng cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Hội đồng)
Hình thành đội ngũ cố vấn chất lượng và tư vấn phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở các địa phương và trường Đại học là nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng. Bằng việc tiêu chuẩn hóa các chương trình đào tạo cố vấn khởi nghiệp, các chương trình ươm tạo,.. của hội đồng cố vấn, sẽ đào tạo và chuyển giao các chương trình cho các địa phương và tổ chức, tư vấn và hỗ trợ trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, hội đồng cố vấn phối hợp với các chương trình, đề án hỗ trợ khởi nghiệp của Bộ khoa học và Công nghệ như đề án 844,.. sẽ thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển năng động và hoàn thiện hơn, hỗ trợ cho các vườn ươm, địa phương phát triển các chương trình ươm tạo đa dạng, nhiều ngành nghề để tạo ra nhiều startup, thúc đẩy thương mại hóa công nghệ, đổi mới sáng tạo thành công hơn.
Các đề xuất của Hội đồng
Ươm tạo doanh nghiệp đổi mới sáng tạo là trái tim của hệ sinh thái khởi nghiệp để thương mại hóa công nghệ, đổi mới sáng tạo, vì vậy rất cần các cơ chế, chính sách đột phá từ trung ương và địa phương cho hoạt động ươm tạo doanh nghiệp.
Khuyến khích các trường đại học, viện nghiên cứu, tập đoàn hình thành các chương trình ươm tạo cho lĩnh vực của mình, xem đây là nhiệm vụ quan trọng để hình thành nhiều doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
Các chính sách đầu tư ở các khu công nghệ cao cần khuyến khích các nhà đầu tư hỗ trợ phát triển chương trình ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, có thể xem là chỉ tiêu cần thiết trong phê duyệt chủ trương đầu tư, vừa hỗ trợ startup và vừa tiếp cận, hợp tác công nghệ với nhà đầu tư.
Có thể bạn quan tâm
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo kỳ I: Đào tạo giữ vai trò xây dựng hệ nhận thức
15:24, 15/07/2020
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Kỳ II: Sự cần thiết của tổ chức thúc đẩy khởi nghiệp và các vườn ươm
15:23, 16/07/2020
Hỗ trợ hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương (Kỳ I): Chúng tôi đào tạo cố vấn khởi nghiệp
15:33, 01/07/2020