Diễn đàn khởi nghiệp ASEAN 2020: Cần một mạng lưới kết nối toàn diện trong xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ASEAN
Theo các chuyên gia khởi nghiệp, Việt Nam và khu vực ASEAN cần có một mạng lưới kết toàn diện từ các vườn ươm, mentor trong khu vực để có thể xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp.
Nằm trong khuôn khổ chương trình Diễn đàn khởi nghiệp ASEAN 2020, các chuyên gia khởi nghiệp trong khu vực Đông Nam Á đã cùng ngồi lại với nhau để đưa ra hiện trạng, giải pháp nhằm đưa ASEAN trở thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Để thúc đẩy và xây dựng một mạng lưới doanh nghiệp khởi nghiệp ở khu vực ASEAN, theo ông Joey Concepcion, Chủ tịch ASEAN BAC Philipines, Chủ tịch Dự án Di sản AMEN, đã đưa 4 đề xuất chính.
Thứ nhất, phát triển các quan hệ đối tác công tư (PPP), đây là một yếu tố quan trọng để khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong khu vực, đồng thời giúp kết nối các mentor hỗ trợ, bảo trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST), kết nối họ với các doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á
Thứ hai, cần xây dựng quỹ hỗ trợ khởi nghiệp. “Hiện nay tại các quốc gia ASEAN đều đã thành lập các quỹ trên để giúp các startup, đây chính là nền tảng căn bản để phát triển hệ sinh thái startup” – ông Joey Concepcion cho biết.
Thứ ba, phát triển thị trường khu vực ASEAN. Theo ông Joey Concepcion, hiện nay xu thế của thị trường thay đổi vô cùng nhanh chóng, chính vì vậy đây là thách thức cho các startup làm sao nắm bắt được thị trường, tạo ra được sản phẩm phù hợp không chỉ phục vụ cho thị trường nội địa mà phải hướng đến cả thị trường toàn cầu.
“Xu hướng của người dùng thay đổi nhanh điều này đòi hỏi các quốc gia thúc đẩy mạnh quá trình hội nhập của mình, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, những sự thay đổi diễn ra nhanh nếu không hội nhập kịp trong thời đại số thì chúng ta sẽ không bắt kịp được xu thế” - Chủ tịch ASEAN BAC Philipines nhấn mạnh.
Thứ tư, cần xây dựng một nền tảng chia sẻ các mentor trong khu vực và cần các vườn ươm khởi nghiệp trong khu vực kết nối với nhau. “Chúng tôi hy vọng các quốc gia trong khu vực đều sẽ có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc chia sẻ kiến thức chuyên môn, mentor đặc biệt là ở ASEAN cần xây dựng những vườn ươm doanh nghiệp kết nối với nhau” – ông Joey cho hay.
Bên cạnh các đề xuất trên, về chính sách, ông Isaac Chua, Giám đốc đầu tư tại Tập đoàn YCH Group và quỹ SC Angels cũng kiến nghị, các quốc gia trong khu vực cần xây dựng một chính sách hoàn thiện chung trong khu vực để phát triển một hệ sinh thái startup ASEAN. “Cần nhiều hơn nữa các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp startup ASEAN, đặc biệt khu vực Đông Nam Á có thế mạnh về kinh tế mạng và dân số trẻ. Đây là hai yếu tố quan trọng để các startup phát triển các sản phẩm, tìm thị trường cho mình có thể khai thác trong tương lai.”
Về yếu tố tài chính, ông Isaac Chua cho rằng điểm khó nhất của các startup là tìm kiếm các nguồn hỗ trợ tài chính, tìm thị trường ngay từ lúc bắt đầu khởi nghiệp và kể cả trong quá trình phát triển doanh nghiệp.
Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch EUROCHAM, nhà sáng lập VietAccelerator cho biết, startup Việt Nam thiếu tiền từ khi thành lập đến khi phát triển cao hơn. “Tiền ở thị trường không thiếu nhưng cái khó là nhu cầu của startup không gặp được điều kiện ở quỹ tiền của các nhà tài trợ. Khoảng cách giữa startup với quỹ đầu tư mạo hiểm còn khá xa, chưa gặp gỡ đc nguồn tiền đầu tư. Do họ thiếu nghiên cứu R&D, vấn đề tuân thủ luật pháp, sở hữu trí tuệ, … Lý do vì sao chúng ta có sự kết nối giữa họ và các mạng lưới nhà đầu tư thiên thần ngay từ giai đoạn đầu của startup” – ông Nguyễn Hải Minh cho biết.
Từ đó, ông Nguyễn Hải Minh đưa ra 3 đề xuất: Thứ nhất, cần lập một nhóm các nhà đầu tư thiên thần, họ không phải quá nhiều tiền nhưng họ có kinh nghiệm chuyên môn, kết nối nhà đầu tư Việt Nam, Úc, châu Âu tư vấn cho các startup để họ biết trong tay họ đang có những gì.
Thứ hai, về chính sách cần 1 chương trình động viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Ông Minh đánh giá cao việc Luật đầu tư mới của Việt Nam 2020 đã dỡ bỏ về chứng chỉ đầu tư vào các quỹ startup, để thu hút thêm đầu tư và startup đổi mới sáng tạo, trong vài năm tới chúng ta sẽ có một hệ thống tốt
Thứ ba, cần một hệ thống khuyến khích các nhà đầu tư thiên thần, nhưng hiện mất nhiều thời gian để thành lập 1 startup, các thủ tục thành chính vẫn còn là trở ngại. Do đó, cần chính phủ đưa ra một nền tảng các startup, nhà đầu tư thiên thần có thể chung tay tạo thành 1 mạng lưới.
Có thể bạn quan tâm