Những chiến lược cần có trong khởi nghiệp
Chiến lược marketing là một trong những thách được coi là sống còn đối với mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp.
Ngoài xây dựng chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì doanh nghiệp khởi nghiệp cần đầu tư làm marketing. Vậy chiến lược marketing sẽ được thực hiện như thế nào để phát triển bền vững?
Xây dựng thương hiệu
Thương hiệu là tài sản vô cùng quý giá đối với mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp. Thương hiệu là niềm tin để doanh nghiệp gửi gắm tới thị trường. Xây dựng thương hiệu ngay từ khi mới bắt đầu hoàn toàn phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp.
Nhiều chủ doanh nghiệp đã có thương hiệu cá nhân tốt và có thể dùng thương hiệu đó đảm bảo cho doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra một công ty có văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc, những cam kết nghề nghiệp chắc chắn sẽ là tiền đề cho một thương hiệu bền vững.
Doanh nghiệp khởi nghiệp có thể quảng bá thương hiệu bằng hình ảnh qua mạng truyền thông xã hội để thu hút lượng người theo dõi và tạo ra nguồn khách hàng riêng. Đồng thời tham gia các hiệp hội, các câu lạc bộ tương hỗ kinh doanh... doanh nghiệp của bạn sẽ có thêm kinh nghiệm, sự hiểu biết về thị trường và các cơ hội kinh doanh.
Có một quy luật trong việc ghi nhớ của khách hàng, đó là những gì độc đáo, khác lạ đầu tiên sẽ được ghi nhớ, cho dù người làm sau có bắt chước thì hiệu quả cũng không còn. Vậy, doanh nghiệp khởi nghiệp phải tìm cho mình những chiến lược độc đáo, hấp dẫn, khác biệt nhất để thương hiệu có thể in sâu vào tiềm thức của những khách hàng tiềm năng.
Chiến lược marketing
Hàng ngày, có hàng nghìn chiến dịch marketing của các doanh nghiệp tung ra trên thị trường, nếu làm marketing với nội dung không hấp dẫn, chiến dịch của doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ gặp thất bại. Vậy một kế hoạch marketing phù hợp là kế hoạch tiết kiệm chi phí chứ không phải hà tiện. Những hoạt động khi khởi đầu thường để lại ấn tượng sâu sắc cho tất cả các bên liên quan đến doanh nghiệp, hãy cho họ thấy doanh nghiệp đã và đang thật sự cố gắng.
Khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp khởi nghiệp đã phải chi một số tiền lớn vào đầu tư, ngân quỹ của doanh nghiệp lúc này sẽ không dồi dào và chủ doanh nghiệp cần phải lựa chọn các phương thức marketing thật hợp lý mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Có thể, đầu tư xây dựng một trang web với chi phí rẻ sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc quảng cáo trên truyền hình hay những hoạt động PR…
Có rất nhiều quan điểm trái ngược giữa các hình thức xúc tiến, marketing trực tiếp để cân đo đong đếm xem công cụ nào hiệu quả hơn. Chủ doanh nghiệp là người quyết định lựa chọn các hình thức xúc tiến kinh doanh hợp lý. Bởi bản chất của hoạt động marketing là đáp ứng nhu cầu của khách hàng chính vì vậy tất cả các công cụ chỉ có ích khi nó đi đúng mục tiêu.
Trên thực tế là ngày nay mọi người vẫn tin vào những lời giới thiệu cá nhân hơn bất cứ điều gì khác. Một trong những cách tốt nhất để marketing tạo ra là một hệ thống để khách hàng làm tiếp thị cho doanh nghiệp. Qua các cuộc nghiên cứu, kết quả cho thấy khách hàng có khả năng mua sản phẩm cao hơn nếu họ được một người bạn, người quen giới thiệu. Hơn nữa, chi phí để thiết lập một chương trình tiếp thị qua lời giới thiệu của khách hàng thì không quá tốn kém. Doanh nghiệp nên dành cho khách hàng một mức chiết khấu hợp lý đổi lại họ sẽ giới thiệu một khách hàng mới.
Tiếp nhận ý kiến khách hàng
Ý kiến từ khách hàng, đặc biệt là những người đã sử dụng qua sản phẩm dịch vụ là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp khởi nghiệp cần tìm mọi cách để lấy được phản hồi từ khách hàng, từ các cuộc tổ chức một event, tặng quà ngẫu nhiên cho khách hàng tham gia. Việc làm này tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trọng từng giai đoạn phát triển sản phẩm, lắng nghe và cải thiện liên tục là cách làm đúng đắn nhất.
Ngoài ra, doanh nghiệp khởi nghiệp cần có một cuộc khảo sát đối với những khách hàng đã sử dụng sản phẩm. Nội dung cuộc khảo sát là thang điểm từ 10 - 100 đánh giá mức độ khách hàng thực sự muốn giới thiệu lại sản phẩm đến bạn bè. Nếu nhận được kết quả từ 90 điểm trở lên, cơ hội tăng trưởng làm marketing thành công là rất lớn.
Có thể bạn quan tâm