Tại sao khi khởi nghiệp cần có mentor?

NGỌC TÚ (tổng hợp) 08/12/2020 11:00

Ngày này, startup đang tạo ra sức hút mạnh mẽ trong cộng đồng. Song song với đó là sự xuất hiện của thuật ngữ mentor. Vậy mentor là gì?

Mentor được hiểu đơn giản là những người đưa ra những định hướng, lời khuyến nghị cho startup sau khi lắng nghe những vướng mắc, khó khăn khi khởi nghiệp. Mentor thường được gắn mác "cố vấn", nhưng trên thực tế, mentor có vai trò lớn hơn thế.

Một dự án khởi nghiệp có thể có hoặc không có mentor. Tuy nhiên, theo số liệu nghiên cứu, các startup có mentor tỷ lệ thành công là 33%, các startup không có mentor tỷ lệ này chỉ là 10%. Các doanh nghiệp nhỏ có mentor thì có tỷ lệ sống sót hơn 5 năm.

Ngoài ra, mentor còn hơn cả một người bạn, một cố vấn, bởi mentor lắng nghe những băn khoăn của bạn về những vấn đề của doanh nghiệp, cho bạn lời khuyên từ những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn của họ.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại đó là không biết tìm cho mình một cố vấn khởi nghiệp, một người khổng lồ, một đại bàng để học cách cất cánh, đó chính là các mentor. Đặc biệt, ở giai đoạn đầu của khởi nghiệp, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra.

Mối quan hệ giữa mentor và startup là mối quan hệ tương hỗ, xây dựng trên niềm tin và kéo dài. Mentor giúp startup phát triển bản thân và công việc trong kinh doanh. Ngược lại, startup cũng đem lại rất nhiều giá trị tích cực cho mentor của mình.Cần hiểu rõ mentor không phải là người hỗ trợ kỹ thuật cho startup, mà mentor là người truyền cảm hứng, tạo động lực và khơi dậy niềm tin cho startup, kích thích cho startup sáng tạo.

Một mentor phải hội đủ một số tiêu chí cơ bản, có thể ví dụ như sự cam kết của mentor sẽ dành thời gian nhất định tối thiểu cho startup, kỹ năng, kinh nghiệm.

Trên con đường khởi nghiệp, những vấn đề khó khăn trong kinh doanh bắt đầu nảy sinh như khả năng bán hàng, giải quyết khiếu nại khi bán hàng, vốn, rồi xung đột nhóm… luôn cản trở sự phát triển sự phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, đó cũng là lúc startup rất cần một mentor.

Ngay cả khi startup đã phát triển mạnh, những bạn sẽ không biết đi tiếp như thế nào để phát triển mạnh hơn, bền vững hơn hoặc đóng góp cho cộng đồng nhiều hơn. Những lúc mất phương hướng như vậy bạn rất cần có một mentor.

Đã có rất nhiều startup phát triển rất tốt lúc đầu, với tốc độ phát triển và gọi vốn vũ bão và được coi là những kỳ lân công nghệ… nhưng đến một giới hạn, các quy cách quản lý, mô hình phát triển cũ, vốn hoạt động rất xuất sắc ở giai đoạn đầu bắt đầu dẫn bộc lộ những vấn đề nghiêm trọng. Không ít các startup như vậy đã thất bại và đứng trước nguy cơ sụp đổ hoặc không thể mở rộng ra được.

Lúc này, các mentor sẽ có thể đóng góp những kỹ năng, kinh nghiệm quý báu cho bạn về việc thay đổi cũng như tái cấu trúc hoặc các hoạt động cần chú trọng khi mở rộng.

Một mentor tốt không hẳn cần phải là một người thực sự thành công. Ngày nay, ở Việt Nam số lượng các doanh nhân thành công hay những nhân vật có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng trở thành mentor không nhiều.

Quan niệm phải thực sự là doanh nhân thành công hoặc phải có thời gian mới trở thành mentor là sai lầm. Hiện mạng lưới các nhà cố vấn mentor còn khá rời rạc. Thêm vào đó là cộng đồng khởi nghiệp chưa thực sự hiểu vai trò của của mentor cũng trở thành một rào cản cho sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • Bỏ việc để khởi nghiệp: Nên hay không?

    Bỏ việc để khởi nghiệp: Nên hay không?

    08:30, 07/12/2020

  • 7 kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp thành công

    7 kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp thành công

    04:00, 06/12/2020

  • Kế hoạch khởi nghiệp cho người thiếu kinh nghiệm

    Kế hoạch khởi nghiệp cho người thiếu kinh nghiệm

    08:18, 03/12/2020

NGỌC TÚ (tổng hợp)