Startup tìm nhà trọ online Ohana: Biến nguy thành cơ trong đại dịch COVID-19

NGỌC TÚ (tổng hợp) 18/12/2020 04:16

9X Trần Phan Thanh Thảo (CEO Ohana) từng có công việc tốt ở Mỹ những cố vẫn quyết định về nước khởi nghiệp.

Từng khẳng định mô hình ứng dụng kết nối chủ nhà trọ với người đi thuê trọ Ohana sẽ thất bại bởi tính “khôn lõi” của người Việt, khách hàng và chủ nhà dễ bắt tay nhau “bẻ cò” nhưng Thanh Thảo vẫn gọi vốn thành công với số tiền 3,5 tỷ đồng trong chương trình Shark tank mùa 2..

Thanh Thảo chia sẻ, từng trải qua 9 năm nơi xứ người vì thế thường xuyên phải tìm phòng trọ. Khi về Việt Nam do muốn sống tự do nên cô cũng chọn thuê nhà để ở. Chính vì thế cô thấu hiểu nỗi khổ của những “kẻ không nhà” khi đi tìm nhà trọ. “Tôi đã trải qua cái cảm giác bơ vơ cần được chia sẻ mà không biết liên hệ với ai để nhận được giúp đỡ. Vậy là tôi tạo ra Ohana, mục đích chính là để ứng dụng này trở thành một người bạn đồng hành với cộng đồng người đi thuê trọ”.

Hiện Ohana có triết lý kinh doanh riêng đó là để cho thông tin minh bạch, dễ dàng tiếp cận, còn việc hai bên khách hàng có quay lại với mình hay không phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ và quy trình hoạt động. Đến nay, Ohana đang làm rất tốt việc hỗ trợ người dùng đặt cọc thuê phòng, giúp chủ nhà quảng bá thông tin về phòng trọ, thanh toán qua ứng dụng và giữ vai trò trung gian hỗ trợ cả hai bên về các thông tin liên quan mà các dịch vụ thuê khác chưa làm được.

Trong đại dịch ứng dụng Ohana cũng gặp không ít khó khăn như khách hàng mục tiêu mà bọn mình hướng đến chính là các bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Nhưng khi có COVID-19 hầu như các bạn về quê, việc quay trở lại thành phố học tập hoặc làm việc khá trễ khiến các chủ nhà trọ đối mặt với tình trạng phòng bị trống trong nhiều tháng liền. Tiếp đó, lượng khách thuê giảm tạo nên cạnh tranh giữa các chủ nhà ở trên các nền tảng bất động sản. Thời dịch bệnh thì đây lại là vấn đề của chung cả thị trường vì cung cao mà cầu lại thấp, số người đi thuê thì ít trong khi số lượng nhà trọ đang trống lại quá nhiều. Bên cạnh đó, một vấn đề nan giải nữa là những thay đổi về khả năng tương tác và việc giảm bớt nguồn nhân sự cho công ty.

Trần Phan Thanh Thảo - người sáng lập ứng dụng tìm nhà trọ online Ohana đang thuyết trình dự án.

Trần Phan Thanh Thảo - người sáng lập ứng dụng tìm nhà trọ online Ohana đang thuyết trình dự án; Ảnh kinhtedothi.

Tuy nhiên, với sự quyết tâm, Ohana đã tìm ra nhiều cơ hội giữa những khó khăn do COVID-19. Ngay khi quy định giãn cách xã hội được gỡ bỏ, mình cùng với đội ngũ công ty đã đi đến từng hệ thống phòng trọ cũng như đối tác chiến lược tại khắp các quận trong TP.HCM để tìm hiểu và đưa ra cách hỗ trợ phù hợp cho việc kinh doanh của họ trong giai đoạn COVID-19. Sau khi cân nhắc, công ty quyết định lên kế hoạch livestream hỗ trợ các hệ thống cho thuê tiếp cận và kết nối được với số ít những người đi thuê thời điểm đó. Đồng thời, đưa ra những chương trình ưu đãi, giảm giá phù hợp trong mùa dịch.

Thanh Thảo chia sẻ, mục đích của việc livestream không dừng lại ở việc bán hoặc cho thuê phòng, mà đó còn là kênh truyền thông, marketing giúp các chủ nhà xây dựng được thương hiệu lâu dài và có kết nối thực sự với người đi thuê. Qua livestream, mình có thể giới thiệu chi tiết và khách quan hơn về văn hóa của ngôi nhà, đáp ứng được nhu cầu tìm một môi trường sống lành mạnh cho các bạn sinh viên hoặc những người đi làm trẻ.

Thanh Thảo cho rằng, có đến 90% các công ty khởi nghiệp sụp đổ trong vòng 2 năm đầu. Bản thân Thanh Thảo và các nhà đồng sáng lập cũng đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng đến bây giờ nhìn lại, bọn mình toàn là những đứa liều, không biết sợ vì phải làm mới biết. Nghĩ một cách lạc quan, mình không nằm trong 90% thất bại mà sẽ nằm trong 10% phát triển. Còn nếu công ty của mình thất bại thì mình tiếp tục đứng dậy từ thất bại đó.

Thanh Thảo khẳng định về vị trí của Ohana trên thị trường bất động sản đó là doanh nghiệp trẻ, vẫn đang trong quá trình điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ sao cho người thuê và người cho thuê kết nối được với nhau hiệu quả nhất. Nhờ vậy mà những nhà sáng lập như mình có cơ hội để học hỏi và rút kinh nghiệm từ nhiều nền tảng về bất động sản đi trước. Tuy nhiên, học hỏi không có nghĩa là sao chép, càng không phải là để tìm cách đánh bại đối thủ, mà học hỏi dựa trên cái mình sẵn có kết hợp với sự sáng tạo để phục vụ người dùng.

Đối với giới doanh nhân, đặc biệt là những người khởi nghiệp, trước hay sau dịch COVID-19 thì đều có những thử thách. Quyết định đi, ở hay thay đổi luôn nằm ở động lực thôi thúc bên trong của người sáng lập nên công ty. Đặc biệt, ở những doanh nghiệp có từ 2 nhà sáng lập trở lên thì việc họ có đi cùng nhau không phụ thuộc vào ý chí của mỗi người.

Với một dự án thất bại hoặc thậm chí đang hoạt động, việc 1 trong 2 nhà sáng lập rời đi cũng không hẳn là một điều tiêu cực, bởi mọi sự kết thúc đều dẫn tới một khởi đầu mới. Có những công ty khởi nghiệp vừa nhận vốn xong nhưng vì lý do cá nhân mà phải rời đi, dừng dự án lại và trả lại tiền cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của người ngoài, có thể đó là sự thất bại nhưng với bản thân người sáng lập, rất có thể đó là khởi đầu mới và với dự án, đó là cơ hội để phát triển theo cách mới. Còn riêng bản thân Thanh Thảo vẫn sẽ tiếp tục đồng hành với Ohana thời gian tới, mang lại cho các bạn trẻ nhiều trải nghiệm mới về ứng dụng tìm trọ 4.0.

Thanh Thảo quan niệm rằng, khó khăn sẽ đến mỗi ngày và ngày mai sẽ càng khó hơn. Thay vì ngồi hi vọng những điều dễ dàng, hãy xem khó khăn là một phần của cuộc sống, cố gắng đối mặt và vượt qua vì đó chính là cơ hội để mình được làm, phá bỏ giới hạn cũ, phát hiện ra những tiềm năng mới và trưởng thành hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Nên hay không khởi nghiệp mở quán cà phê?

    Nên hay không khởi nghiệp mở quán cà phê?

    08:15, 17/12/2020

  • Khởi nghiệp ngành cơ khí: Mảnh đất

    Khởi nghiệp ngành cơ khí: Mảnh đất "màu mỡ" cho người đam mê

    10:03, 15/12/2020

  • 8X Thanh Hóa khởi nghiệp thành công sảm phẩm của quê hương

    8X Thanh Hóa khởi nghiệp thành công sảm phẩm của quê hương

    14:01, 14/12/2020

NGỌC TÚ (tổng hợp)