Con đường khởi nghiệp của ông trùm hàng hiệu Bernard Arnault
Tỷ phú Bernard Arnault là người đứng sau hàng loạt thương hiệu thời trang xa xỉ phẩm đắt đỏ nhất thế giới. Ông là tỷ phú giàu thứ 3 thế giới với khối tài sản trị giá hàng trăm tỷ USD.
Tỷ phú Bernard Arnault có tên đầy đủ là Bernard Jean Étienne Arnault, sinh ngày 05/03/1949 tại Pháp trong một gia đình có truyền thống kinh doanh. Ngay từ khi còn nhỏ ông đã thể hiện được khả năng kinh doanh trời phú của mình. Nhờ khả năng trời phú này đã giúp ông tạo nên được những thành công rực rỡ trong sự nghiệp kinh doanh của mình. Ông Bernard Arnault tốt nghiệp trường trung học Maxence Van Der Meersch ở Roubaix. Tiếp đó, ông thi đỗ vào ngôi trường danh giá bậc nhất ở Pháp École Polytechnique ở Palaiseau. Đến năm 1971, ông tốt nghiệp đại học và bắt đầu làm việc trong công ty của gia đình khi bước sang tuổi 25.
Với tấm bằng kỹ sư tại học viện École Polytechnique, Bernard Arnault gia nhập công việc kinh doanh ban đầu với vị trí kỹ sư, chuyên lên kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng và mở rộng công ty. Sau đó, ông thuyết phục bố tập trung vào mảng bất động sản và tạo ra những dấu ấn đáng kể cho công ty dưới tên Férinel. Vị tỷ phú sau đó trở thành CEO từ năm 1977 và kế vị bố trong vai trò chủ tịch vào 2 năm sau đó.
Nhờ kế hoạch kinh doanh đúng đắn của ông đã giúp công ty Ferret Savinel của gia đình ông đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Năm 1979, Bernard Arnault kế nhiệm cha mình trở thành Chủ tịch công ty. Tuy nhiên, những khó khăn đầu tiên đã xuất hiện trong sự nghiệp của ông bắt đầu từ năm 1981 khi chính trị nước Pháp xảy ra biến động lớn. Sau khi cả gia đình ông đã phải chuyển đến Hoa Kỳ sinh sống và lập nghiệp lại từ đầu. Với kinh nghiệm kinh doanh, sự sắc sảo trong đầu tư đã giúp ông đạt được nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ, thu về số vốn lớn. Năm 1983, khi nước Pháp ổn định hơn về chính trị, ông đã quyết định về nước, đầu tư vào ngành dệt may, thời trang với số vốn đã kiếm được ở Mỹ.
Năm 1984, với sự giúp đỡ của nhiều cộng sự, bạn bè và đối tác Bernard Arnault đã quyết định mua lại Boussac Saint-Frères - doanh nghiệp thời trang lớn của Pháp. Ông trở thành giám đốc điều hành và nắm quyền kiểm soát công ty dệt may Boussac, sau khi thành công sở hữu công ty này, ông bán hết tài sản công ty và thu về 400 triệu USD. Trong số tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp này ông chỉ giữ lại thương hiệu Christian Dior, cửa hàng bách hóa Le Bon Marché. Năm 1985, ông chính thức trở thành CEO của Dior.
Năm 1987, ông nhận được lời đầu tư của chủ tịch tập đoàn LVMH. Đến năm 1988, tỷ phú Bernard Arnault quyết định đầu tư 1.5 tỷ USD vào LVMH. Những năm sau đó, ông chi rất nhiều tiền để sở hữu cổ phần của LVMH, đến năm 1989 ông nắm quyền kiểm soát 43,5% cổ phần và 35% quyền biểu quyết trong tập đoàn này. Khi được bầu chọn trở thành chủ tịch HĐQT của LVMH, Bernard đã đuổi việc hàng loạt những lãnh đạo cấp cao, lựa chọn nhân tài mới để hồi sinh tập đoàn. Cũng nhờ quyết định thanh trừng bộ máy cũ kỹ của ông cùng chiến lược kinh doanh hiệu quả mà LVMH đã hồi sinh và giờ đây trở thành tập đoàn kinh doanh thời trang hàng đầu thế giới.
Ông Bernard Arnault thừa nhận ở thời điểm đó quyết định chuyển sang ngành hàng xa xỉ là mạo hiểm vì nó lớn hơn rất nhiều so với công ty gốc của gia đình, được gầy dựng với chỉ khoảng 1.000 nhân viên vào lúc ông tiếp quản. Arnault trở thành Chủ tịch kiêm CEO LVMH từ năm 1989 và cũng là người giữ phần lớn cổ phiếu công ty.
Trong chương trình The Brave Ones của CNBC, doanh nhân nhắc đến công ty gia đình là chìa khóa thành công trong ngành xa xỉ. Theo ông, một công ty gia đình sẽ mang đến 2 lợi thế. “Thứ nhất là bạn có thể suy nghĩ dài hạn. Ví dụ với Louis Vuitton, tôi không quan tâm lắm đến những con số của 6 tháng sau mà đó là sự kỳ vọng thương hiệu sẽ vẫn giữ được vị thế trong 10 năm tới”, ông giải thích.
Yếu tố thứ hai được CEO nhắc đến là thuận lợi trong tuyển người. Khi mọi người đến với LVMH có nghĩa họ đang gia nhập một gia đình. “Bạn không chỉ là một thành phần bé nhỏ trong cái gì đó to lớn, mà là một thành viên của gia đình và sẽ nhận được nhiều sự quan tâm hơn”, ông nói. Yếu tố thứ hai được CEO nhắc đến là thuận lợi trong tuyển người. Khi mọi người đến với LVMH có nghĩa họ đang gia nhập một gia đình. “Bạn không chỉ là một thành phần bé nhỏ trong cái gì đó to lớn, mà là một thành viên của gia đình và sẽ nhận được nhiều sự quan tâm hơn”, ông nói.
Năm 2000, tỷ phú Bernard Arnault thừa nhận đã sai lầm khi đầu tư vào vài công ty Internet và nhanh chóng bán đi. Tuy nhiên, ông lại khẳng định rằng: “Tôi không thích hối hận mà thích nhìn vào tương lai hơn. Tôi yêu thích việc chiến thắng và trở thành người số một là điều làm tôi say mê”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn với Telegraph.
Theo dữ liệu của Markets Insider cho thấy, cổ phiếu của đế chế thời trang xa xỉ LVMH của ông Bernard Arnault, đã tăng tới 47% trong nửa đầu năm 2019. Trong khi đó, cổ phiếu của Kering, công ty mẹ của các thương hiệu như Gucci và Yves Saint Laurent, do tỷ phú Francois Pinault đứng đầu, đã tăng 29% từ đầu năm nay. Còn cổ phiếu của hãng mỹ phẩm L'Oréal, thuộc sở hữu của nữ tỷ phú Francoise Bettencourt Meyers, tăng 25% trong năm nay. Theo đó, tài sản của Arnault, Pinault, và Bettencourt Meyers tăng thêm tổng cộng 53 tỷ USD trong nửa đầu năm 2019.
Bernard Arnault hiện là người giàu thứ 3 thế giới năm 2020. Ở độ tuổi 70, vị tỷ phú này vẫn chưa có dấu hiệu muốn nghỉ ngơi, vẫn luôn tiếp tục cống hiến không ngừng cho công ty. Dù là một doanh nhân thành đạt nhưng ông vẫn luôn rất khiêm tốn khi nhận được những lời khen ngợi.
Có thể bạn quan tâm