Quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho khởi nghiệp sáng tạo
Các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó gồm doanh nghiệp khởi nghiệp cần có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn hỗ trợ khác nhau.
Doanh nghiệp được coi là hạt nhân của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới công nghệ và phát triển bền vững nên rất cần nhận được quan tâm, đầu tư từ các nguồn khác nhau, trong đó có từ quỹ tài chính ngoài NSNN.
Điều 4 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 có qui định: Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là quỹ do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, nguồn thu, nhiệm vụ chi của quỹ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST), trong đó gồm doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn hỗ trợ khác nhau.
03 quỹ được biết đến
Việt Nam hiện có một số Quỹ tài chính nhà nước ngoài NSNN hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp và có liên quan đến hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Đáng kể có 3 quỹ điển hình, đó là: Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa – gọi tắt là Quỹ SMEDF; Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Quỹ NAFOSTED; Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia - Quỹ NATIF.
Cả 03 quỹ trên đều có những đặc thù nhất định về nguồn vốn, hình thức tổ chức và các loại hình hoạt động, đặc biệt là hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. Bên cạnh đó, 03 quỹ cũng đều triển khai công tác giáo dục đào tạo, nghiên cứu - chuyển giao công nghệ, tài chính – vốn, phát triển dịch vụ, thị trường khoa học và công nghệ.
Trong đó, Quỹ SMEDF, xác định hướng đi thêm để hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, đầu tư, thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung. Quỹ NAFOSTED được phép cho vay không lấy lãi hoặc lãi suất thấp, bảo lãnh vốn vay đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ chuyên biệt. Còn Quỹ NATIF tập trung nhân rộng, phổ biến, giới thiệu và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo…
Những khó khăn được chỉ ra
Nếu dùng quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách để hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo thì doanh nghiệp có thể được vay trực tiếp với các điều kiện đáp ứng khác nhau.
Trường hợp cho vay vốn từ quỹ SMEDF đòi hỏi phải đáp ứng tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) với số lượng lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội dưới 200 người. Tổng nguồn vốn nhỏ hơn 100 tỷ hoặc tổng doanh thu năm trước liền kề dưới 300 tỷ. Doanh nghiệp SME hoạt động ở lĩnh vực như: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ được xem xét. Các doanh nghiệp về công nghệ và IT bị hạn chế ở nhóm này.
Quỹ SMEDF đòi hỏi ở những doanh nghiệp có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi phù hợp Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ hoặc mô hình kinh doanh mới theo quy định. Quỹ cũng yêu cầu đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia lớn hơn hoặc bằng 20% tổng vốn đầu tư…, đáp ứng các quy định về bảo đảm tiền vay tại nghị định.
Trong khi đó, quỹ NATIF được tập trung hỗ trợ cho khởi nghiệp sáng tạo nhưng đang trong quá trình chờ văn bản hướng dẫn để triển khai bởi tháng 1/2021, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 04/2021/QĐ-TTg quy định Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia. Điều lệ đã cụ thể hóa chính sách cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ.
Ngoài ra, NATIF vẫn triển khai hỗ trợ vốn thực hiện cho nhiệm vụ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc Chương trình, nhiệm vụ do Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ KHCN giao.
Có thể bạn quan tâm