21 startup hỗ trợ nhóm ngân hàng trong cạnh tranh fintech

Theo doanhnghiephoinhap 12/10/2021 05:21

Các công ty khởi nghiệp fintech này đang mở ra con đường sáng tạo trong đổi mới và hỗ trợ mở rộng cũng như chuyển đổi kỹ thuật số của các ngân hàng truyền thống trên tất cả các lĩnh vực.

Theo khảo sát CEO toàn cầu thường niên lần thứ 19 của PwC , 81% CEO ngân hàng là nhóm bày tỏ lo lắng hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác trước tốc độ đổi mới công nghệ bên cạnh thay đổi thói quen người tiêu dùng dưới tác động đại dịch.

Không còn nghi ngờ gì nữa, các ngân hàng truyền thống cần nhanh chóng áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm số hóa quy trình vật lý, phục vụ cơ sở khách hàng tốt hơn, giành lại thị phần trước các đối thủ fintech như ngân hàng mới, ngân hàng trực tuyến hoặc nền tảng cho vay. 21 công ty khởi nghiệp fintech dưới đây đang mở ra con đường sáng tạo trong đổi mới và hỗ trợ mở rộng cũng như chuyển đổi kỹ thuật số của các ngân hàng truyền thống trên tất cả các lĩnh vực. Hãy xem cách họ làm việc với các tổ chức tài chính và làm nóng cạnh tranh lĩnh vực tài chính ở Đông Nam Á.

Verihubs

Được thành lập vào năm 2019 bởi Rick Firnando và Williem Williem, Verihubs hỗ trợ các doanh nghiệp kỹ thuật số Indonesia xác thực danh tính khách hàng, kiểm tra lý lịch và truy cập vào thông tin tài chính. Mặc dù giải pháp của Verihubs phần lớn được sử dụng trong ngành tài chính và ngân hàng, nhưng đồng thời hữu ích trong thương mại điện tử và khách sạn.

Công ty sử dụng công nghệ xác thực danh tính dựa trên AI và API nhằm cắt giảm thời gian xác minh từ vài tuần xuống còn vài giây, cho phép các doanh nghiệp tiếp tục xác thực khách hàng cũ qua SMS, WhatsApp hoặc cuộc gọi trong khi vẫn thực hiện kiểm tra KYC. Tháng trước, công ty khởi nghiệp được YC hậu thuẫn đã thu về 2,8 triệu đô la Mỹ từ khoản tài trợ hạt giống do Insignia Venture Partners dẫn đầu.

BJTech

Bắt đầu vào năm 2015, BJTech là một nền tảng hội thoại AI của Indonesia nhằm mục đích cải thiện dịch vụ khách hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sản phẩm đầu tiên là một ứng dụng ngân hàng thông minh và một trợ lý ảo tự động cho các công ty. Sau đó, công ty đã phát triển một nền tảng dễ sử dụng cho các doanh nghiệp để tạo ra các chatbot. Dịch vụ chatbot thông minh hỗ trợ các công ty ngân hàng, bảo hiểm và hậu cần trong kết nối, xây dựng mối quan hệ và hiểu khách hàng mục tiêu. Bot được triển khai đồng thời trên nhiều ứng dụng nhắn tin khác nhau, nhắm mục tiêu đến nhiều đối tượng nhân khẩu học. Startup đã huy động được tổng cộng 1,4 triệu đô la Mỹ tiền tài trợ hạt giống từ ba nhà đầu tư bao gồm GDP Venture và Stellar Kapital.

6Estates

Đồng sáng lập vào năm 2015 bởi các giáo sư Tiến sĩ Luan Huanbo, Tiến sĩ Wang Chao, Giáo sư Chua Tat-Seng và Roger Yuen, 6Estates là một sản phẩm phụ từ Trung tâm Nghiên cứu NExT, trung tâm nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc. Công ty sử dụng AI tự động hóa trí thông minh trong khu vực văn phòng, kết hợp các công nghệ trí tuệ nhân tạo và RPA để cung cấp một giải pháp tự động hóa quy trình. Năm 2019, công ty khởi nghiệp đã hợp tác với Ngân hàng Trung ương Châu Á của Indonesia để phát triển một giải pháp AI và RPA cho tài trợ thương mại. Trong cùng năm, 6Estates nhận được tài trợ Series B do GDP Venture dẫn đầu với sự tham gia của Ngân hàng Trung ương Châu Á thông qua chi nhánh VC có tên là Central Capital Ventura.

Active.ai

Được đồng sáng lập vào năm 2016 và có trụ sở tại Singapore, Active.ai cung cấp các giải pháp toàn diện cho nhiều tổ chức tài chính. Công ty mang đến công nghệ máy học, xử lý ngôn ngữ tự nhiên có thể được sử dụng trong các thiết bị nhắn tin, giọng nói và IoT. Active.ai hỗ trợ khách hàng triển khai sản phẩm tại chỗ hoặc trên các nền tảng đám mây, đồng thời xây dựng nền tảng ngân hàng đối thoại cho các tổ chức tài chính.

Người dùng có thể sử dụng trang web để kiểm tra số dư, xem các giao dịch, thanh toán và được tư vấn cùng nhiều tính năng khác. Chat Bot khả dụng trên Facebook,Messenger, WhatsApp, Line, Telegram hoặc một nền tảng tùy chỉnh. Các nhà quản lý tài chính và các công ty dịch vụ tài chính cũng có thể sử dụng nền tảng này để kết nối với người tiêu dùng. Năm 2019, công ty khởi nghiệp huy động được 3 triệu đô la Mỹ gia hạn tài trợ Series A, nâng tổng số tiền lên hơn 11 triệu đô la Mỹ.

Silot

Andy Li đã cho ra đời Silot vào năm 2017, một startup của Singapore chuyên cung cấp bộ phần mềm ngân hàng hỗ trợ AI và các dịch vụ thương mại. Khách hàng hiện tại của Silot bao gồm các ngân hàng hàng đầu ở Đông Nam Á, chẳng hạn như ngân hàng Nobu (tập đoàn Lippo) ở Indonesia và ngân hàng Krungsri (Thái Lan). Vào năm 2018, công ty khởi nghiệp đã huy động số tiền khủng trong vòng tài trợ trước Series A từ Arbor Ventures và Eight Roads Ventures để hỗ trợ quá trình mở rộng ở Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông và các thị trường khác trong khu vực.

CredoLab

Được thành lập vào năm 2015 bởi Peter Barcak, CredoLab cung cấp các giải pháp đánh giá và quyết định tín dụng cho các ngân hàng, công ty tài chính tiêu dùng, viễn thông, công ty bảo hiểm và nhà bán lẻ. Công ty phân tích các điểm dữ liệu khác nhau từ thiết bị điện thoại thông minh bằng thuật toán độc quyền dựa trên AI. Hệ thống của CredoLab tạo thẻ điểm kỹ thuật số cấp ngân hàng cho các ngân hàng, người cho vay, thương mại điện tử, du lịch, gọi xe, ví điện tử, bảo hiểm và doanh nghiệp bán lẻ... Năm 2020, công ty có trụ sở tại Singapore này đã bỏ ra 7 triệu đô la Mỹ để mở rộng ở Mỹ và các thị trường khác.

AntWorks

Antworks. (Ảnh: e27)

Antworks. (Ảnh: e27)

AntWorks được thành lập vào năm 2015 cung cấp một nền tảng tự động hóa xử lý hoạt động có tên là Robotic Process Automation (RPA). Công ty nhắm mục tiêu cung cấp các dịch vụ từ nhận dạng dữ liệu dựa trên AI đến tự động hóa hoạt động trên một nền tảng duy nhất. Nền tảng này đọc dữ liệu từ các tài liệu có định dạng không chuẩn và được xử lý bằng công nghệ AI dựa trên lý thuyết fractal. Vào năm 2018, công ty khởi nghiệp có cơ hội hợp tác với các thành viên khác của nhóm tài chính Ngân hàng Bangkok và gây quỹ thông qua mạng lưới kinh doanh của ngân hàng, huy động được vòng tài trợ Series A trị giá 15 triệu đô la Mỹ từ SBI Holdings của Nhật Bản trong cùng năm.

Pand.ai

Pand.ai được thành lập vào năm 2016 với sản phẩm chính là chatbot hỗ trợ AI cho các tổ chức tài chính ở Đông Nam Á. Startup cung cấp trò chơi và các tính năng học tập dựa trên cuộc trò chuyện để giúp tăng hiệu quả tiếp thị trong khi cải thiện năng suất bán hàng. Công ty khởi nghiệp sử dụng công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) cho phép các tổ chức tài chính giao tiếp kỹ thuật số với khách hàng. Năm ngoái, Bualuang Ventures đã rót vốn vòng tài trợ tiền Series A gồm 7 chữ số vào Panda.ai.

Growthbotics

Được thành lập vào năm 2018, Growthbotics là nhà cung cấp giải pháp AI đàm thoại cho lĩnh vực tài chính và ngân hàng bao gồm các dịch vụ giới thiệu khách hàng, phát hiện gian lận, chống rửa tiền, ổn định tỷ giá cho ngân hàng nội bộ và ngân hàng xuyên biên giới. Các tính năng bao gồm xác thực khách hàng dựa trên nhận dạng khuôn mặt và giọng nói, tích hợp cổng thanh toán và hỗ trợ trò chuyện dựa trên bot. Công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Malaysia sử dụng AI độc quyền và Node.js, Python, Solidity làm ngôn ngữ lập trình chính.

Computer Vision

Được thành lập vào năm 2020, Computer Vision (CVS) là giải pháp xác minh và nhận dạng khách hàng dành cho fintech, ngân hàng dựa trên công nghệ xử lý hình ảnh phức tạp. CVS tại Việt Nam sở hữu tính năng trích xuất thông tin từ ảnh giúp ngân hàng tự động xử lý hồ sơ của khách hàng một cách nhanh chóng và có hệ thống hơn. Ngoài ra, dự án còn bao gồm các giải pháp liên quan đến hình ảnh như tìm kiếm trên tập dữ liệu hàng triệu hình ảnh liên quan đến khách hàng của doanh nghiệp, chấm công vân tay, chấm công bằng khuôn mặt, nhận dạng biển số xe, phân tích các đặc điểm trên khuôn mặt. Vào năm 2020, CVS đã huy động được khoản đầu tư 500.000 đô la Mỹ từ NextTech Group và quỹ Next100.tech giúp ngành tài chính và ngân hàng đón nhận sự thay đổi kỹ thuật số.

akaBot

Ra mắt vào năm 2018, akaBot là một nền tảng tự động hóa quy trình robot (RPA) giúp các doanh nghiệp tự động hóa quy trình và tiết kiệm tiền. akaBot hợp nhất AI và nhận dạng ký tự quang học (OCR) để xây dựng các giải pháp tự động hóa thông minh hoàn chỉnh mà không cần xâm nhập vào hệ thống công nghệ thông tin hiện có. Công ty hiện hợp tác với các ngân hàng nổi bật tại Việt Nam như Vietcombank, TPBank, BIDV.

FlowAccount

Được thành lập vào năm 2014, FlowAccount là một dịch vụ kế toán dựa trên đám mây giúp những người làm nghề tự do, chủ doanh nghiệp nhỏ và kế toán ở Thái Lan quản lý tất cả tác vụ kế toán, bảng lương và chi tiêu. Công ty khởi nghiệp tuyên bố có 50 nghìn khách hàng sử dụng dịch vụ và kết nối với các ngân hàng, nền tảng thương mại điện tử. Đầu năm nay, KBank của Thái Lan đã cung cấp cho 1.000 khách hàng SME giải pháp FlowAccount nhằm hỗ trợ hoạt động bằng cách cập nhật tình hình tài chính thường xuyên, kiểm soát chi tiêu và tiếp cận gần hơn với các nguồn tài chính. Công ty đã huy động được 4 triệu đô la Mỹ trong vòng Series A do Sequoia Capital India dẫn đầu vào năm 2021.

ThitsaWorks

Ra mắt vào năm 2016, ThitsaWorks cung cấp bộ phần mềm ngân hàng cho các tổ chức tài chính vi mô. Startup cập nhật thông tin kinh doanh lên các công cụ trực quan thu thập dữ liệu tài chính tổng hợp, phần mềm ngân hàng lõi dựa trên đám mây để hỗ trợ ngân hàng kỹ thuật số và cho vay. Để kiểm soát rủi ro, công ty cũng cung cấp các giải pháp thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu. Tại Myanmar, công ty fintech cho biết các giải pháp được 70 tổ chức tài chính tin dùng, bao gồm các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô.

HARA

Đồng sáng lập Dattabot Regi Wahyu và Imron Zuhri bắt đầu HARA vào năm 2014. Công ty Indonesia là một trao đổi dữ liệu toàn cầu và mở dựa trên blockchain cho phép khách hàng đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Đây là sáng kiến nhằm giúp xóa đói giảm nghèo ở nông thôn bằng cách tạo việc làm, trao quyền và hướng phụ nữ theo con đường "doanh nhân nông nghiệp". HARA cũng làm việc với các ngân hàng và công ty bảo hiểm để cung cấp cho đối tượng nông dân này các dịch vụ tài chính.

Ayoconnect

Ayoconnet. (Ảnh: e27)

Ayoconnet. (Ảnh: e27)

Được đồng sáng lập bởi Jakob, COO Chiragh Kirpalani và CTO Adi Vora vào năm 2016, nền tảng giao diện lập trình ứng dụng (API) của Ayoconnect cho phép các nhà phát triển dễ dàng cung cấp nhiều giải pháp tài chính nhãn trắng cho người tiêu dùng. Ayoconnect kết hợp dữ liệu tài chính từ một số nguồn, cho phép các đối tác thân thiết cung cấp các dịch vụ tài chính tốt hơn, bao trùm hơn cho hàng triệu người Indonesia. Khách hàng của công ty bao gồm Bank BRI, Bank Mandiri, Permata Bank, DANA, Gopay, Shopee, Bukalapak, Lazada, Blibli và Akulaku. Đồng thời startup hợp tác với một số ngân hàng Indonesia để đẩy nhanh các hoạt động tài chính mở. Đầu năm nay, công ty khởi nghiệp đã kiếm được 10 triệu đô la Mỹ trong khoản tài trợ Pre-Series B từ các nhà đầu tư chiến lược.

STACS

Được thành lập vào năm 2021 với sự hợp tác của Bluecell Intelligence, nhà cung cấp giải pháp tài chính trực tuyến có trụ sở tại Singapore, STACS nhằm giúp các công ty chứng nhận và giám sát các khoản vay và trái phiếu liên quan đến xanh và bền vững. Công ty khởi nghiệp cho phép các thông số kỹ thuật về khoản vay và trái phiếu được mã hóa thành các mã thông báo bảo mật, tương tác với các nguồn dữ liệu như thiết bị IoT và ảnh vệ tinh để cung cấp báo cáo tác động thời gian thực.

Bento

Bento, một nhà cung cấp giải pháp quản lý tài sản kỹ thuật số có trụ sở tại Singapore, cung cấp một nền tảng B2B kết hợp được thiết kế riêng cho các ngân hàng, nhà quản lý tài sản, nhà môi giới và công ty bảo hiểm. Công ty cho phép người tiêu dùng triển khai các giải pháp làm giàu kỹ thuật số với chi phí đầu vào rẻ và thời gian đưa ra thị trường ngắn. Năm 2020, Grab mua lại Bento để cung cấp các giải pháp làm giàu từ bán lẻ cho hàng triệu người ở Đông Nam Á.

PrivyID

Được đồng sáng lập bởi Marshall Pribadi và đối tác vào năm 2016, PrivyID là nhà cung cấp chữ ký số có ràng buộc pháp lý. Công ty tích hợp công nghệ chữ ký số với hệ thống ứng dụng thẻ tín dụng trực tuyến của sáu ngân hàng tiêu dùng nổi tiếng ở Indonesia, bao gồm Bank Mandiri, BRI, BNI, BNI Syariah, CIMB Niaga và Bank Mega. Đặt trụ sở tại Indonesia, PrivyID tuyên bố rằng những cuộc hợp tác nói trên đã nâng cao trải nghiệm ứng dụng thẻ tín dụng trực tuyến cho hơn 50 nghìn người tiêu dùng trong vòng một năm kể từ khi ra mắt.

Flow

Flow được thành lập vào năm 2016 bởi Borowski là một chủ ngân hàng. Công ty khởi nghiệp sử dụng AI và máy học để tạo hồ sơ con nợ nhằm giúp các ngân hàng và các tổ chức cho vay phi ngân hàng thu hồi các khoản nợ xấu thông qua các phương tiện như SMS được tạo tự động, ghi âm giọng nói tương tác và hệ thống quay số dự đoán. Công ty bắt đầu hoạt động đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2016 và sau đó đã mở rộng sang Indonesia và Ấn Độ. Vào năm 2020, công ty khởi nghiệp này đã huy động được vòng vốn từ Genesis Alternative Ventures.

Liquidity Marketplace (LMX)

LMX được thành lập vào năm 2016 bởi các chuyên gia tài chính và công nghệ từ HSBC và Goldman Sachs. Công ty kết nối các doanh nghiệp, ngân hàng và các công ty tài chính phi ngân hàng thông qua một thị trường, nơi có thể vay và cho vay trực tiếp mà không cần các bên trung gian. Điều này giúp khách hàng trả chi phí thấp hơn nhưng năng suất cao hơn đồng thời củng cố các biện pháp kiểm soát rủi ro. Vào năm 2018, LMX đã huy động được 1 triệu đô la Mỹ tài trợ hạt giống do Javelin Startup-O Victory Fund dẫn đầu.

Bank-Genie

Được thành lập vào năm 2016 tại Singapore, Bank-Genie là một phần mềm dành cho thiết bị di động cho phép các ngân hàng và tổ chức tài chính tạo ra các chi nhánh bán lẻ ảo. Sử dụng thiết bị di động như máy tính bảng, thiết bị đầu cuối POS hoặc điện thoại thông minh, các tổ chức tài chính này có thể cung cấp các dịch vụ như thanh toán hóa đơn, thanh toán phí bảo hiểm và các dịch vụ quản lý tài khoản ngân hàng khác.

https://doanhnghiephoinhap.vn/21-startup-ho-tro-nhom-ngan-hang-trong-canh-tranh-fintech.html

Có thể bạn quan tâm

  • Tổng kết 02 Khóa Đào tạo cố vấn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội

    Tổng kết 02 Khóa Đào tạo cố vấn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội

    02:02, 11/10/2021

  • Dự án khởi nghiệp nào được ADB ưu tiên tiếp cận nguồn vốn

    Dự án khởi nghiệp nào được ADB ưu tiên tiếp cận nguồn vốn

    03:26, 09/10/2021

  • Sinh viên muốn khởi nghiệp thành công cần trang bị những gì?

    Sinh viên muốn khởi nghiệp thành công cần trang bị những gì?

    05:15, 08/10/2021

Theo doanhnghiephoinhap