3 cấu phần của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tạo tác động xã hội

LIÊN DIỄM - TUẤN NGỌC 03/11/2021 11:37

Bà Nguyễn Như Quỳnh, đại diện UNDP có 3 cấu phần chính của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tạo tác động xã hội: Bản thân các doanh nghiệp, các đơn vị hỗ trợ và các đơn vị Nhà nước.

Trao đổi tại Toạ đàm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội dành cho các doanh nhân trẻ do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP Việt Nam tổ chức, bà Nguyễn Như Quỳnh - Chuyên gia Chương trình, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP đã chia sẻ về hệ sinh thái khởi nghiệp tạo tác động xã hội.

bà Nguyễn Như Quỳnh - Chuyên gia Chương trình, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP

Bà Nguyễn Như Quỳnh - Chuyên gia Chương trình, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP trình bày tại tọa đàm.

Theo bà Quỳnh, hiện nay khởi nghiệp tạo tác động xã hội có rất nhiều cách hiểu khác nhau, trong đó doanh nghiệp khởi nghiệp phải hoạt động thương mại và cam kết tạo tác động tích cực lên xã hội và môi trường là hai nguyên lý trung tâm của chiến lược vận hành tổ chức doanh nghiệp. Đây là cách định nghĩa mà UNDP cùng trường đại học kinh tế quốc dân và một số đối tác đưa ra vào năm 2018. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tạo tác động xã hội là những nhóm khởi nghiệp sử dụng công nghệ trong sáng tạo các giá trị mới, tạo các tác động tích cực bền vững và đo lường được với môi trường xã hội, song song với các giá trị về tài chính.

Về đầu tư tác động là đầu tư được thực hiện bởi các công ty tổ chức và các quỹ với ý định tạo lập ra các tác động đo lường được cho xã hội và cho môi trường song song với các giá trị về tài chính (GIIN).

"Với báo cáo của GIIN về đầu tư tác động của Việt Nam trong giai đoạn 10 năm 2007- 2017, chúng ta có thể thấy tổng số tiền đầu tư dành cho nhóm impact là 1,4 tỷ đô la Mỹ từ các tổ chức tín dụng  dành cho nhóm phát triển và 25,8  USD từ các quỹ từ nhân", bà Quỳnh thông tin. 

Về hệ sinh thái khởi nghiệp tạo tác động tại Việt Nam, bà Quỳnh cho biết, hệ sinh thái khởi nghiệp đầu tiên đã rất phát triển tại Việt Nam và hoạt động vững mạnh, đó là hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, còn về hệ sinh thái khởi nghiệp tạo tác động thì mới hơn và cũng nhỏ bé hơn.

Trong đó có 6 nhóm nằm trong hệ sinh thái này với 3 cấu phần chính đó là: Bản thân các doanh nghiệp; Các đơn vị hỗ trợ; và các đơn vị Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý, chính sách.

Có thể thấy, hệ sinh thái về khởi nghiệp tạo tác động xã hội đang phát triển rất tốt, ngày càng có nhiều hơn những đơn vị tổ chức cùng tham gia vào hệ sinh thái này.

Về xu hướng phát triển của hệ sinh thái, đầu tiên là sự phát triển của các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tạo tác động tại UNDP. "Hiện nay, sự kiện của chúng ta nằm trong chương trình Colab là ươm tạo ở giai đoạn ban đầu, và chương trình này đã diễn ra ở 28 quốc gia. Ngoài ra còn có chương trình dành cho các startup mới tăng trưởng", bà Quỳnh nói.

Lấy ví dụ về đầu tư tác động, bà Quỳnh cho biết, theo báo cáo mới nhất năm 2020, trong một khảo sát với 294 nhà đầu tư tạo tác động trên toàn cầu trải dài ở các khu vực địa lý, có một số điểm đặc biệt đó là: về ước tính quy mô thị trường, đầu tư tác động có thể lên tới 715 tỷ đô la Mỹ trong thời gian tới (đó là ước tính từ chuyên gia của GIIN).

"Ngoài ra việc tăng cường nguồn vốn cho đầu tư tạo tác động đã tăng rất lớn từ 2015 - 2019 và nhận được nhiều tiền đầu tư nhất đó là liên quan đến nhóm về năng lượng và các nhóm về hoạt động tài chính nhỏ. Ngoài ra còn có các nhóm liên quan tới nước, vệ sinh môi trường, thực phẩm và nông nghiệp đều chứng kiến sự tăng trưởng rất lớn", bà Quỳnh cho biết.

Từ thực tế hiện nay, bà Quỳnh đánh giá, các tổ chức, các nhà đầu tư tác động cũng đang có xu hướng đầu tư nhiều hơn, song song với việc sẽ kiếm lại nguồn thu. Vậy startup có sẵn sàng gia nhập sân chơi này không? Trong khi nhiều trang thông tin lớn có nhận định, đầu tư tác động đã chuyển từ thị trường ngách sang thị trường chính một cách mạnh mẽ.

"Hiện Thủ tướng chính phủ Việt Nam đang cùng rất nhiều nguyên thủ quốc gia tham dự hội nghị COP26 về năng lượng, diễn ra tại Anh. Theo thông tin mới nhất, Việt Nam cam kết phát thải dòng bằng 0 vào năm 2050. Vì vậy với cam kết này, thì vai trò của các doanh nghiệp trong giảm phát thải sẽ đóng góp thế nào vào cam kết của quốc gia, trong việc ứng phó biến đổi khí hậu, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là đất nước ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu", bà Quỳnh kết luận.

Có thể bạn quan tâm

  • Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội: HASU và kỳ vọng mang lại niềm vui sống cho người cao tuổi

    Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội: HASU và kỳ vọng mang lại niềm vui sống cho người cao tuổi

    11:32, 03/11/2021

  • Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội: Vulcan và giấc mơ thay đổi cuộc sống của người khuyết tật

    Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội: Vulcan và giấc mơ thay đổi cuộc sống của người khuyết tật

    10:44, 03/11/2021

  • Ba xu hướng tác động của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội

    Ba xu hướng tác động của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội

    10:02, 03/11/2021

  • [TRỰC TIẾP] Toạ đàm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội dành cho cho các Doanh nhân trẻ

    [TRỰC TIẾP] Toạ đàm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội dành cho cho các Doanh nhân trẻ

    09:00, 03/11/2021

  • Toạ đàm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội dành cho cho các doanh nhân trẻ

    Toạ đàm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội dành cho cho các doanh nhân trẻ

    05:43, 03/11/2021

LIÊN DIỄM - TUẤN NGỌC