Đầu tư tác động xã hội
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, gặp rất nhiều vấn đề về biến đổi khí hậu, môi trường và về cả xã hội nên có nhiều cơ hội cho đầu tư tác động.
Đầu tư tạo tác động trước đây được xem như chỉ hoạt động ở thị trường ngách nhưng giờ đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang thị trường chính với nguồn vốn cho đầu tư tác động đã tăng rất lớn.
Đầu tư tạo tác động xã hội được thực hiện ở các công ty, tổ chức, và các quỹ có ý định tạo lập ra các tác động đo lường được cho xã hội và cho môi trường song song với các giá trị về tài chính.
Quá mới mẻ
Theo khảo sát đối với các nhà đầu tư tạo tác động năm 2020 của GIIN, ước tính qui mô đầu tư thị trường tạo tác động có thể lên đến 715 tỷ USD. Nhóm nhận nhiều tiền đầu tư nhất có liên quan về năng lượng và về hoạt động tài chính nhỏ. Ngoài ra, các nhóm về nước, vệ sinh môi trường, thực phẩm và nông nghiệp đều chứng kiến sự tăng trưởng rất lớn. Nhiều nhà đầu tư tác động cũng như các nhà đầu tư ở nước ngoài có nhiều kế hoạch đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, đầu tư tạo tác động ở nước ta còn quá mới. Do đó, dự báo sẽ có một làn sóng đầu tư tác động rất được mong đợi để kết nối với các startup.
Bà Trần Thị Phương Thảo, Quản lý Chương trình Hỗ trợ cho các dự án năng lượng sạch Việt Nam (New Energy Nexus VN), đã chỉ ra 4 yếu tố thu hút đầu tư tạo tác động: lợi nhuận + tác động lớn, tính nhân rộng, công nghệ được kiểm chứng, tính bền vững.
“Thực tế, nhà đầu tư rất quan tâm khi bỏ ra 1USD để đầu tư, bù lại họ được lợi nhuận thế nào, mức độ của tác động ra sao. Những vấn đề mà Việt Nam nói riêng và các nước Đông Nam Á khi gặp phải liên quan về môi trường thì 1 đồng USD đầu tư đưa ra lợi nhuận và tạo tác động rất lớn, so với nước Châu Âu. Do đó chúng ta đang có khoảng cách và những vấn đề trong xã hội. Đây là cơ hội lớn để các nhà đầu tư tác động chú trọng ở khu vực Đông Nam Á”.
Xóa bỏ định kiến
Bà Đậu Thúy Hà - Đồng sáng lập Công ty Cổ phần OMT, Thành viên HĐQT CSIP và Quỹ đầu tư tác động IBE do CSIP khởi xướng chia sẻ, ngoài việc tạo cộng đồng về khởi nghiệp tạo tác động cần xóa bỏ một số định kiến trong đầu tư ở mảng này.
Thứ nhất, vai trò của bên truyền thông trong việc thay đổi thành kiến đầu tư vào tạo tác động sẽ lợi nhuận thấp. Bởi, mọi người luôn nghĩ đầu tư tác động có hơi hướng giống với làm thiện nguyện và không đặt vấn đề mục tiêu tài chính lên đầu.
Những suy nghĩ đó đều không đúng, thậm chí ngay cả người nhận đầu tư cũng có tư tưởng như vậy, khiến nhà đầu tư rất e ngại khi rót vốn.
Thứ hai, đa số các nhà đầu tư và các bên nhận đầu tư đều cho rằng đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp liên quan đến tác động rất khó hoàn vốn, do chúng ta chưa nhìn thấy một doanh nghiệp xã hội nào có IPO. Do vậy, cần giúp nhà đầu tư cùng giải quyết vấn đề khó này để tăng sự thu hút, nếu không sẽ không tìm được nhà đầu tư, dẫn đến mọi thứ chỉ nằm trên giấy tờ.
“Ngoài ra, doanh nghiệp nhận đầu tư và quỹ đầu tư cần có sự cập nhật về công nghệ, cùng hướng đến các bộ chỉ số đo lường, áp dụng để hoạt động của họ tiếp cận gần với thế giới một cách bài bản”, bà Hà nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm