Những câu chuyện khởi nghiệp "huyền thoại Mỹ" vượt thời gian

Theo baophapluat 22/12/2021 03:23

Nhiều lãnh đạo DN đã tìm thấy thành công ở độ tuổi còn trẻ, ngay khi mới khởi nghiệp, thậm chí một số còn trở thành tỷ phú USD trước tuổi 30 như Mark Zuckerberg, Jack Dorsey hay Evan Spiegel...

Tuy nhiên, có nhiều CEO khác lại không kiếm được một khoản tiền lớn cho đến khi họ ngoài 30 tuổi hoặc 40 tuổi.

Colonel Harland Sanders (khởi nghiệp năm 65 tuổi)

Được biết đến nhiều với cái tên Colonel Sanders, nhà sáng lập chuỗi cửa hàng gà rán KFC trải qua sự nghiệp đầy thăng trầm và vẫn trắng tay khi đã 65 tuổi. Với niềm đam mê ẩm thực, ở tuổi “gần đất xa trời”, Sanders rong ruổi khắp nơi để tìm kiếm cơ hội kinh doanh với công thức gà rán do mình sáng tạo.

Ông bán bí quyết của mình với giá 5 xu trên mỗi miếng gà bán tại các đại lý. Năm 1955, Sanders tự mình phát triển chuỗi cửa hàng và doanh nghiệp nhượng quyền. Gầy 10 năm sau, thương hiệu gà rán của Sanders đã có hơn 600 cửa hàng nhượng quyền tại Mỹ và Canada. Năm 1964, ông bán doanh nghiệp nhượng quyền của mình với giá 2 triệu USD.

Năm 2002, KFC được Tập đoàn YUM! Restaurants International mua lại. Tính tới năm 2015, KFC có gần 20.000 cửa hàng trên khắp thế giới. Khi qua đời vào năm 1980, Sanders sở hữu tài sản khoảng 3,5 triệu USD. 

Lynda Weinman.

Lynda Weinman.

Lynda Weinman thành lập Lynda.com ở tuổi 40

Lynda Weinman thành lập Lynda.com cùng với chồng - ông Bruce Heavin, vào năm 1995, khi Weinman 40 tuổi.

Trước khi thành công, Weinman từng thử qua một số công việc như mở hai cửa hàng bán lẻ ở Los Angeles, sau đó trở thành một nhà làm phim hoạt hình kỹ thuật số cho Dreamquest. Ba cũng từng giảng dạy tại Art Center College of Design ở Pasadena, California.Lynda.com là một thư viện đào tạo trực tuyến về các kỹ năng máy tính, đã được LinkedIn mua lại vào năm 2015 với giá 1,5 tỷ USD.

Donald Fisher (khởi nghiệp năm 40 tuổi)

Không có chút kinh nghiệm về mảng bán lẻ, năm 1969, khi đã 40 tuổi, Donald Fisher cùng vợ mở cửa hàng Gap đầu tiên tại San Francisco, Mỹ. Nhắm đến đối tượng thanh thiếu niên và người trẻ tuổi, Gap ban đầu bán quần jeans hiệu Levi’s và các loại băng đĩa nhạc. Sau đó, cửa hàng mở rộng bán áo phông, áo len và các loại quần áo cơ bản. Gap nhanh chóng phát triển và trở thành một trong những biểu tượng thời trang của Mỹ.

Hiện Gap có hơn 3.700 cửa hàng tại 25 quốc gia trên khắp thế giới, có doanh thu gần 17 tỷ USD vào năm 2014 và sở hữu 5 thương hiệu chính: GAP, Banana Republic, Old Navy, Piperlime, Athleta. Donald Fisher qua đời năm 2009 với tài sản ước tính hơn 3 tỷ USD, theo Forbes.

Robin Chase.

Robin Chase.

Robin Chase (khởi nghiệp năm 42 tuổi)

Ở tuổi 42, Robin Chase đồng sáng lập Hãng chia sẻ xe hơi Zipcar với số vốn vỏn vẹn 67 USD. Zipcar nhanh chóng mở rộng và sau này được bán cho Avis Budget Group với giá gần 500 triệu USD. Chase cũng là cựu giám đốc điều hành của dịch vụ chia sẻ xe hơi Buzzcar. Hiện Chase tiếp tục xây dựng và cố vấn cho các công ty khởi nghiệp và là một thành viên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Sam Walton (khởi nghiệp năm 44 tuổi)

Năm 1962, khi đã 44 tuổi, ông mở cửa hàng Walmart đầu tiên. Tính tới tháng 1/2017, Walmart có hơn 11.600 cửa hàng tại 28 quốc gia. Đây cũng là công ty lớn nhất tính theo doanh thu (ước tính 480 tỷ USD) theo danh sách Fortune Global 500 năm 2016, đồng thời cũng là công ty nhiều nhân viên nhất thế giới, với 2,3 triệu người.Trước khi thành lập chuỗi cửa hàng bán lẻ khổng lồ Walmart ở tuổi 44, Sam Walton đã có thời gian dài tương đối thành công với sự nghiệp quản lý trong ngành bán lẻ. Walton qua đời năm 1992 với tài sản 8,6 tỷ USD. Hiện hậu duệ của Walton vẫn tiếp quản Walmart và là gia đình giàu nhất tại Mỹ với tài sản ước tính 130 tỷ USD, theo số liệu của Forbes năm 2016.

Henry Ford (khởi nghiệp năm 45 tuổi)

Doanh nhân lừng danh Henry Ford khởi nghiệp khi đã 45 tuổi. Năm 1908, Ford chế tạo chiếc xe mang tính cách mạng Model T, được cho là dòng xe hơi vừa túi tiền đầu tiên trên thế giới. Dòng xe biểu tượng này đã giúp Ford trở thành tỷ phú với tài sản khoảng 200 tỷ USD (giá trị ngày nay) khi ông qua đời năm 1947.

David Duffield (khởi nghiệp năm 47 tuổi)

Năm 2005, PeopleSoft được Oracle mua lại với giá hơn 10 tỷ USD. Hiện nay, PeopleSoft cung cấp phần mềm quản trị nhân lực, giải pháp quản lý tài chính…David Duffield thành lập Công ty phần mềm PeopleSoft khi đã 47 tuổi và cũng nhờ đó ông lọt vào danh sách tỷ phú của Forbes. David Duffield hiện sở hữu tài sản 7,6 tỷ USD, theo Forbes.

Có thể bạn quan tâm

  • Cựu nhân viên ngân hàng thành tỷ phú sau 8 năm khởi nghiệp

    Cựu nhân viên ngân hàng thành tỷ phú sau 8 năm khởi nghiệp

    05:19, 17/12/2021

  • Bí quyết khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng của tỷ phú Narayana Murthy

    Bí quyết khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng của tỷ phú Narayana Murthy

    04:28, 28/11/2021

  • Tỷ phú Ray Dalio: Con người có thể học tập từ chính những lỗi lầm của mình

    Tỷ phú Ray Dalio: Con người có thể học tập từ chính những lỗi lầm của mình

    01:58, 27/11/2021

Theo baophapluat