Theo chân TikTok, startup Trung Quốc lũ lượt rời Ấn Độ
Một nhóm startup Trung Quốc đã rút lui khỏi thị trường Ấn Độ, theo sau TikTok và những tên tuổi lớn khác do quốc gia Nam Á tiếp tục không hoan nghênh các ứng dụng “made in China”.
Trước đợt truy quét của chính phủ, 6/10 ứng dụng được tải nhiều nhất tại Ấn Độ là của Trung Quốc, theo báo cáo của tổ chức MacroPolo.
Laurence Li, người phụ trách cộng đồng nói tiếng Anh tại Ấn Độ của hãng Yotta Games, cho biết gần đây rất khó để tương tác với game thủ trong nước. Yotta Games bị gỡ hai game video khỏi App Store và Google Play Ấn Độ. Địa chỉ IP của họ cũng bị cấm. Điều đó đồng nghĩa ngay cả những người dùng đã cài ứng dụng cũng không thể truy cập.
Yotta nằm trong số các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tiên bị Ấn Độ cấm cửa. Từ tháng 6/2020, New Delhi đã cấm hơn 270 ứng dụng sau khi quân đội hai nước đụng độ tại biên giới. Ngoài TikTok, các ứng dụng nổi tiếng khác có mặt trong “sổ đen” bao gồm WeChat của Tencent và Taobao của Alibaba. Đầu tháng 2, Bộ Công nghệ thông tin và Điện tử Ấn Độ tiếp tục cấm 54 ứng dụng Trung Quốc khác, trong đó có sản phẩm của Tencent, Alibaba, NetEase.
Dù nhiều hãng công nghệ Trung Quốc xem Ấn Độ là miền đất hứa để phát triển kinh doanh, lập trường cứng rắn của New Delhi trước các ứng dụng “made in China” khiến họ phải suy nghĩ lại về kế hoạch mở rộng thị trường nước ngoài. Zhang Xiaorong, Giám đốc Viện nghiên cứu Thành Đô, nhận xét Ấn Độ là thị trường quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp công nghệ nào. Dân số Ấn Độ gần bằng Trung Quốc nhưng mới có 700 triệu người dùng Internet, tỷ lệ thấp hơn nhiều so với Trung Quốc.
Trước đợt truy quét của chính phủ, 6/10 ứng dụng được tải nhiều nhất tại Ấn Độ là của Trung Quốc, theo báo cáo của tổ chức MacroPolo. Nền tảng livestream Bigo Live của JOYY bị ảnh hưởng trầm trọng sau khi bị cấm vào tháng 6/2020. Chỉ hai tháng trước khi bị cấm, Bigo Live có hơn 22 triệu người dùng hàng tháng tại đây. Nó cũng là ứng dụng không phải game của Trung Quốc lớn thứ hai nếu xét theo doanh thu nước ngoài, đứng sau TikTok. Lệnh cấm đã làm hỏng kế hoạch biến Gurugram, một thành phố nằm phía Tây Nam New Delhi, trở thành trung tâm phát triển vùng. Sau đó, các nhân sự chủ chốt cũng nghỉ việc.
>>Startup Beam của Singapore huy động thành công 93 triệu USD
>>Startup Uniphore huy động thành công 400 triệu USD từ tài trợ Series E
Theo Nikkei, TikTok về cơ bản đã rút lui khỏi Ấn Độ bất chấp các nỗ lực đàm phán với New Delhi. Công ty cho biết do thiếu phản hồi từ chính phủ về cách giải quyết vấn đề trong suốt 7 tháng, họ buộc phải cắt giảm nhân sự. Báo cáo của trang tin Phoenix Weekly chỉ ra TikTok “hoàn toàn mất khả năng sử dụng” tại Ấn Độ sau lệnh cấm. Ngược lại, ứng dụng nhắn tin WeChat vẫn có thể hoạt động tại một số khu vực, Rotta Games cũng truy cập được qua mạng riêng ảo (VPN).
Hãng phân tích AppsFlyer ước tính, sau sự ra đi của TikTok, thị phần các ứng dụng Trung Quốc tại Ấn Độ giảm từ 38% cuối năm 2019 xuống 29% cuối năm 2020. Dù vậy, vài ứng dụng bị cấm đã tìm được đường quay trở lại. Chẳng hạn, PUBG Mobile của Tencent một lần nữa ra mắt vào tháng 6/2021 với tên gọi mới Battlegrounds Mobile India, thay đổi vài chi tiết và giới thiệu hệ thống tài khoản mới.
Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ sẽ không cho phép những ứng dụng cải biên này mở rộng đáng kể, theo Zhang Xuefeng, nhà phân tích của Viện nghiên cứu Kandong. Họ chỉ có thể duy trì hoạt động. Một khi phát triển đến quy mô nhất định và hướng tới thị trường mới, họ sẽ đối mặt với áp lực mới từ nhà chức trách. Cuối cùng, một số ứng dụng cải biên vẫn bị cấm.
Với Li của Yotta, công ty khuyến khích người dùng Ấn Độ sử dụng phương thức mới. Họ cung cấp APK trên website chính thức để game thủ tải về, hoặc họ gửi chúng cho người chơi qua Gmail. Ông cho rằng, người dùng là đối tượng bị thiệt hại nhiều nhất do lệnh cấm.
Có thể bạn quan tâm