Startup đang ở đâu trong vòng đời tăng trưởng?
Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Viettel tổ chức Hội thảo với chủ đề “Thăm khám sức khỏe Startup - Bạn đang ở đâu trong vòng đời tăng trưởng”.
Hội thảo được tổ chức với mong muốn khai thác câu chuyện “thực thi”, “thực chiến” của startup và các đội thi, hướng đến giải quyết những vấn đề nan giải mà doanh nghiệp gặp phải.
>>Cố vấn khởi nghiệp nâng tầm startup Việt vươn xa
Tham dự hội thảo là các chuyên gia tư vấn từ nhiều quỹ đầu tư và doanh nghiệp, cùng thảo luận câu chuyện thành công - thất bại của startup. Lần đầu tiên trong khuôn khổ Viet Solutions, các start up, các đội thi sẽ được thăm khám sức khoẻ trong vòng đời tăng trưởng từ những chuyên gia.
Mỗi câu chuyện là một bài học đắt giá giúp nhà khởi nghiệp “tích lũy” bởi chỉ có ý tưởng là chưa đủ, cần nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của việc thực thi - thực chiến, quá trình vận hành và quản trị doanh nghiệp.
>>Học Israel làm Quốc gia Khởi nghiệp
>>Techfest Sơn La: Chuyển đổi số Ngành Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn 2021-2025
Ông Nguyễn Thế Duy - Chủ tịch Liên minh Metaverse, đồng sáng lập ADT Creative cho rằng, một trong những căn bệnh phổ biến của các startup là thích nói nhiều về công nghệ. Tuy nhiên, khi startup nói xong, khách hàng của họ lại không hiểu gì. Sản phẩm của startup có đáp ứng được nhu cầu khách hàng hay không họ cũng không biết. Với thực tế trên, các công ty khởi nghiệp cần phải biết sản phẩm mình đang làm là gì và sản phẩm đó giải quyết được bài toán nào trong thực tế. Startup cũng cần phải hiểu khách hàng của mình, biết họ là ai và đang ở phân khúc thị trường nào.
Ông Lê Mạnh Tấn - PTGĐ Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết, Đồng hành, tiếp sức đầu tư và tạo ra cơ hội phát triển cho các Start Up là cam kết lâu dài của Viettel đối với cộng đồng khởi nghiệp trong nhiều năm qua. Đó cũng chính là lý do cuộc thi Tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia - Viet Solutions (tiền thân là cuộc thi VAS Track) được ra đời và nhận được sự ủng hộ lớn lao của cộng đồng Start up, với gần 900 giải pháp, tổng giá trị hợp đồng đã ký kết lên tới 45 tỷ đồng.
Bà Phạm Thanh Phương cũng đã chia sẻ những bài học thực tế dành cho các startup tại Việt Nam. Tại Việt Nam rất nhiều startup nhỏ có tâm trạng chung là e dè khi đầu tư vào những mảng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn sẽ khó thành công. Tuy nhiên, doanh nghiệp càng lớn càng "cồng kềnh" khi thực hiện các dự án mới vì phải tuân thủ các quy trình, quy định.
Thông qua cuộc thi, Viettel mong muốn đồng hành cùng các start up, doanh nghiệp SME khi triển khai ý tưởng kinh doanh, vận hành, ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản lý và sản phẩm. Đồng thời, kết nối các startup với bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp lớn và quỹ đầu tư. Hướng tới mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ Việt Nam vào năm 2025; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam và xây dựng những sản phẩm, giải pháp công nghệ ưu việt, vươn ra toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm