Mô hình kinh doanh tuần hoàn cho startup
Kinh tế tuần hoàn (KTTH) không chỉ dừng ở nghĩa vụ mà còn là cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp.
>>Ứng dụng nền kinh tế tuần hoàn bước đệm để doanh nghiệp khởi nghiệp vươn xa
Theo TS Nguyễn Kiều Lan Phương, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp cần phân biệt rõ: Kinh tế tuần hoàn có những hoạt động dựa trên mô hình kinh doanh, còn mô hình kinh tế tuần hoàn chính là mô hình kinh doanh của nền KTTH.
Mô hình kinh doanh
TS Nguyễn Kiều Lan Phương, Đại học Nguyễn Tất Thành cũng đưa ra gợi ý cho các doanh nghiệp theo mô hình kinh doanh tuần hoàn sẽ dựa vào 03 nguyên tắc cơ bản. Đầu tiên, quá trình thiết kế sản phẩm cần giảm phát thải ra môi trường. Thứ hai, sản phẩm và vật liệu luôn được lưu thông, sử dụng với giá trị cao nhất. Thứ ba, sản phẩm có khả năng tái tạo tự nhiên.
Với 3 nguyên tắc cơ bản như vậy, các doanh nghiệp cân nhắc đến 7 yếu tố (dựa vào 7R’ tiếng Anh) để tạo ra chiến lược hỗ trợ mang lại doanh thu khi áp dụng mô hình kinh doanh tuần hoàn. Các yếu tố bao gồm: suy nghĩ lại, thiết kế lại, tái sử dụng và chia sẻ, sửa chữa, tái sản xuất, tái chế và phục hồi.
“Lợi ích kinh tế tuần hoàn mang lại cho các doanh nghiệp đó chính là tác động tích cực đến cơ hội việc làm, nhất là cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Việc làm trong nền kinh tế tuần hoàn có thể phong phú và đa dạng nhờ tạo ra nhiều việc mới trong các ngành nghề chẳng hạn như lĩnh vực công nghiệp. Hay nhờ sự phát triển của logistic tại địa phương, các doanh nghiệp SME hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển thông qua tăng cường đổi mới và sáng tạo dựa trên những dịch vụ mới.” TS Nguyễn Kiều Lan Phương cho biết thêm.
>>Đưa phế phẩm vỏ dừa vào mô hình khởi nghiệp kinh tế tuần hoàn
Chính sách gợi mở
TS Lại Văn Mạnh, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho biết, để phát triển kinh tế tuần hoàn bền vững, hiệu quả, chính phủ Việt Nam đã và đang hoàn thiện, đồng bộ thể chế, cơ chế chính sách nhằm huy động, sử dụng các nguồn lực phù hợp.
Thực tế, các doanh nghiệp có thể sáng tạo áp dụng nguyên lý, biện pháp thực hiện KTTH vào quá trình xây dựng dự án kinh doanh, để hình thành ra các mô hình kinh doanh tuần hoàn. Với các doanh nghiệp trong khu đô thị, họ được khuyến khích áp dụng các giải pháp giao thông thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính. Doanh nghiệp có thể tận dụng diện tích mái nhà để phát triển năng lượng mặt trời áp mái hoặc thu gom, dự trữ để tái sử dụng nước mưa; thu hồi tái sử dụng nước thải sau xử lý… Đây đồng thời cũng là những chính sách khuyến khích, gợi mở cho doanh nghiệp sản xuất áp dụng theo mô hình tuần hoàn.
“Đặc biệt, chính sách của Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng giải pháp chuyển đổi số, phát triển và ứng dụng mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng số để thúc đẩy giảm phát sinh, tái sử dụng, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải rắn”, ông Lại Văn Mạnh nhấn mạnh.
TS Đàm Quang Thắng - Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo Quốc gia - VSMAMô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp là quá trình sản xuất theo chu trình khép kín, hầu hết các chất thải, phế phụ phẩm được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất sản phẩm khác thông qua ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý...Hiện đã có nhiều mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp được các doanh nghiệp khởi nghiệp triển khai thành công như mô hình chế biến từ các sản phẩm hữu cơ… Chị Nguyễn Thanh Tâm - Đồng sáng lập và quản lý của An Villa (Hội An – Quảng Nam)Du lịch xanh chưa hẳn đã theo mô hình kinh tế tuần hoàn nhưng đã thúc đẩy sáng tạo các ý tưởng khởi nghiệp. Nói An Villa theo hướng mô hình kinh tế tuần hoàn nghe có vẻ to tát nhưng chúng tôi theo đuổi một lối sống lành mạnh, học cách hòa thuận với tự nhiên, mong muốn hướng tới các giá trị thiện lành nơi tâm. Khi gửi thông báo tới khách hàng về việc hạn chế dùng đồ một lần, nhiều người đã bày tỏ sự cảm ơn… Anh Đỗ Xuân Tiến, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Công nghệ Sinh học FUWA BIOTECHChúng ta đang sống trong một xã hội với sự thừa mứa vật chất lên đến tột đỉnh và có quá nhiều thứ dư thừa bị đổ bỏ một cách không thương tiếc vì người ta không biết làm gì với nó. Fuwa đã giúp người dân giảm bớt nỗi lo về hóa chất độc hại trong sinh hoạt hằng ngày, góp phần kiến tạo lối sống xanh và bảo vệ hệ sinh thái. Hiện đầu chuỗi sản xuất của Fuwa là sự tận thu các sản phẩm phụ - như rác hữu cơ từ các nhà máy chế biến thực phẩm tại địa phương. |
Có thể bạn quan tâm