Một số ý kiến đánh giá khoa học công nghệ không hoặc đóng góp rất ít trong quá trình chuyển từ nâu sang xanh - sự chuyển đổi hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ.
>>>Phát triển chuỗi liên kết từ kinh tế tuần hoàn
PGS.TS Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã đưa ra những giải pháp tận dụng cơ hội và khắc phục thách thức của Việt Nam trong xây dựng kinh tế tuần hoàn tại Diễn đàn quốc tế Franconomics 2022. Diễn đàn do Viện Quốc tế Pháp ngữ và các tổ chức trong cộng đồng Pháp ngữ tổ chức với sự tài trợ của công ty Trầm hương TTT.
Theo đánh giá của Viện trưởng Viện Kinh tế, Việt Nam đang có nhiều cơ hội và lợi thế để phát triển kinh tế tuần hoàn. Trong đó, thị trường xuất khẩu được hưởng lợi từ nền kinh tế có độ mở lớn còn thị trường trong nước sôi động với gần 100 triệu dân được hưởng lợi cấu trúc dân số vàng cho đến năm 2038.
Những người trẻ tiếp cận công nghệ nhanh, đi đầu trong sử dụng smartphone và internet. Vì thế, việc thay đổi tư duy để tạo ra được tầng lớp tiêu dùng thông thái, thông minh sẽ góp phần hỗ trợ kinh tế tuần hoàn rất tốt. “Đây chính là “đầu ra” quan trọng của kinh tế tuần hoàn” - PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho hay.
So với các nước tiên tiến trên thế giới, Việt Nam “đi sau” trong tiếp cận và ứng dụng kinh tế tuần hoàn. PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho biết thêm: nước ta sẽ tham khảo nhiều kinh nghiệm, trong đó có cả bài học thất bại để định hình mục tiêu, mô hình phát triển theo hướng tuần hoàn, xanh hoá ngay từ đầu. Cùng với đó, tăng cường hợp tác quốc tế mở ra cơ hội để chúng ta nâng cao năng lực công nghệ, năng lực về tài chính, mở rộng thị trường.
Đề cập đến những thách thức, Viện trưởng Viện Kinh tế nhấn mạnh: thách thức đầu tiên vẫn là con người. Thay đổi tư duy của con người để chuyển từ nông sang xanh, để trở thành người thông thái, tiêu dùng luôn nghĩ đến phát thải khí nhà kính, đảm bảo nhiệt độ không tăng quá 2 độ C, tốt nhất là 1,5 độ C là cả quá trình. Nếu không chú ý, đẩy mạnh truyền thông, đào tạo giáo dục tốt thì ngay cả các doanh nghiệp - người chơi chính cũng không có tư duy về xanh. Từ nhận thức, tư duy mới nâng cao văn hóa tiêu dùng bền vững.
Ngoài ra, việc chuyển đổi và áp dụng kinh tế tuần hoàn trong một số lĩnh vực, ngành nghề đang phát triển cũng là thách thức lớn. PGS. TS Bùi Quang Tuấn lấy dẫn chứng từ các mô hình khu công nghiệp đang thực hiện thí điểm. Ngoài 4 khu công nghiệp được đánh giá là khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp cộng sinh thì nước ta còn hàng trăm khu công nghiệp, cụm công nghiệp tổng hợp, không có liên kết, tuần hoàn để đầu ra của doanh nghiệp này là đầu vào sản xuất của doanh nghiệp kia. “Tìm lời giải để thay đổi vấn đề trên là cả thách thức rất lớn” - PGS. TS Bùi Quang Tuấn cho biết.
Trong khi đó, kinh tế tuần hoàn gắn chặt với chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ. Tuy nhiên, chia sẻ về nội dung này, PGS. TS Bùi Quang Tuấn thông tin: Có những ý kiến cho rằng khoa học công nghệ không đóng góp hoặc đóng góp rất ít cho chuyển đổi và xây dựng kinh tế tuần hoàn. Điều này cũng đúng vì chúng ta chỉ dành có 0,25% GDP cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Dự kiến chúng ta sẽ đầu tư 1,5 - 2% GDP cho phát triển khoa học công nghệ đến năm 2030. Thời gian để thực hiện chi 2% GDP cho khoa học công nghệ còn gần 10 năm nữa. Vậy, bây giờ lấy đâu chúng ta có khoa học công nghệ để chuyển sang từ nâu sang xanh - một sự chuyển đổi hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ là chính. Tài chính không đáp ứng đủ, Viện trưởng Viện Kinh tế cho rằng, cần có giải pháp huy động tài chính ở phục vụ bên ngoài, cả khu vực tư nhân trong nước và ngoài nước, thông qua các hoạt động quốc tế.
Năm 2021, theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cần đầu tư khoảng 370 tỷ USD (tương đương 6,8% GDP/năm) trong giai đoạn 2022-2040 để thực hiện lộ trình tăng trưởng xanh và mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, chống biến đổi khí hậu. Trong đó 35% đầu tư trên từ ngân sách, 65% từ nguồn tư nhân cả ở trong và ngoài nước.
Vì vậy, đồng thuận với quan điểm của Viện trưởng Viện Kinh tế, Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực tham gia đàm phán, thu hút nguồn vốn quốc tế đa dạng nhằm huy động nguồn lực tài chính cho kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Trong đó, có nguồn lực từ các quỹ đầu tư, các thị trường tài chính quốc tế, nguồn vốn tài trợ song và đa phương, cả ưu đãi và thương mại.
Xây dựng lộ trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn (có thể chọn lọc một số lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát trển đang được ưu đãi như năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời), nông nghiệp sạch, công nghệ cao; doanh nghiệp công nghệ thông tin, doanhnghiệp vừa và nhỏ…
Có thể bạn quan tâm
Phát triển kinh tế tuần hoàn cũng là chuẩn mực đạo đức của doanh nhân
13:30, 11/10/2022
Đưa công nghệ vào kinh tế tuần hoàn
14:00, 29/09/2022
Chuyển lượng sang chất kinh tế tuần hoàn: Thấu hiểu nhu cầu kinh tế tuần hoàn
15:55, 27/09/2022
Chuyển lượng sang chất kinh tế tuần hoàn: Tầm nhìn dài hạn
15:52, 27/09/2022
Phát triển kinh tế tuần hoàn còn nhiều rào cản
11:00, 27/09/2022
Chuyển đổi xanh thông qua kinh tế tuần hoàn
12:27, 26/09/2022
Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
12:03, 26/09/2022