Khung pháp lý cho khởi nghiệp
Định danh cho doanh nghiệp khởi nghiệp cùng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đã ngày càng rõ ràng và hoàn thiện từ định hướng chính sách cho quốc gia khởi nghiệp của Ban Kinh tế Trung ương.
>>KHỞI NGHIỆP QUỐC GIA: Đa dạng hóa nguồn lực cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Tháng 6 năm 2015, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức thành công Diễn đàn Khởi nghiệp lần thứ Nhất với sự tham dự của đồng chí Vương Đình Huệ - lúc đó là Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Diễn đàn tạo tiền đề để đưa vấn đề khởi nghiệp vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 12.
Tiền đề ra đời
Việc tổ chức diễn đàn trong bối cảnh vấn đề khởi nghiệp đã và đang là câu chuyện thời sự - kinh tế của đất nước, khi vai trò đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp ngày càng được Đảng và Nhà nước đề cao. Diễn đàn đầu tiên được đánh giá là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức của các bộ, ban ngành, đơn vị xúc tiến, hiệp hội, trường học về tầm quan trọng của khởi nghiệp, tạo tiền đề cho các bộ, ban ngành xây dựng chủ trương chính sách mới, tạo động lực phát triển đội ngũ doanh nhân.
Sự thành công của Diễn đàn đã đưa ra vấn đề xây dựng hệ sinh thái các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) của Việt Nam, phát triển mô hình viện nghiên cứu, các công ty ươm tạo; các công ty khởi nghiệp, thành lập các mô hình liên kết nhà trường - doanh nghiệp - chính quyền.
Diễn đàn Khởi nghiệp lần thứ Nhất đã góp phần tham mưu cho Đảng, Nhà nước về xây dựng cơ chế chính sách, thúc đẩy khởi sự doanh nghiệp. Đó cũng là lý do mà hai từ Khởi nghiệp lần đầu tiên được nêu trong dự thảo văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 (tháng 2 năm 2016). Từ đây khởi nghiệp đã được nhấn mạnh, gắn liền với một quốc gia khởi nghiệp.
Sau một thời gian, Việt Nam xuất đã hiện một số mô hình Tổ chức thúc đẩy khởi nghiệp, các vườn ươm khởi nghiệp, một số mô hình không gian làm việc... Những mô hình hoạt động này do các doanh nghiệp tư nhân đầu tư.
Kết quả của Diễn đàn Khởi nghiệp lần thứ Nhất, Diễn đàn Khởi nghiệp APEC những năm đó đã gợi mở về việc ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. Gần 1 năm sau đó, tháng 5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định, phê duyệt đề án 844 về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia đến năm 2025, tạo tiền đề để thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
>>KHỞI NGHIỆP QUỐC GIA: Đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiếp tục tăng
Hoàn thiện chính sách
Từ những định hướng phát triển khởi nghiệp, đến nay, một hệ sinh thái khởi nghiệp đang được hoàn thiện cả về môi trường pháp lý.
Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Viện trưởng Viện Phát triển Doanh nghiệp (VCCI) cho rằng, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam đang hoàn thiện rất nhiều, nhất là môi trường pháp lý. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đề cập đến hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
“Để hỗ trợ cho bất kỳ một nhóm đối tượng nào, cần có một định danh chính thức cho nhóm đối tượng đó. Nghị định số 94/2020, của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 21/8/2020 đã xác định về doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Như vậy, tính định danh về doanh nghiệp khởi nghiệp đã rõ nét rất nhiều, đây cũng là cơ sở pháp lý rõ ràng nhất”, bà Lê Thu Thủy nhấn mạnh.
Tại Festival Khởi nghiệp 2023, Ban tổ chức Chương trình khởi nghiệp Quốc gia đã trao chứng nhận cho Top 10 và Top 3 dự án xuất sắc nhất năm 2022 Top 10: 1. Lá khô handmade – tác giả Nguyễn Như Sinh – tỉnh Quảng Nam Top 3: 1. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sinh kế đồng bào dân tộc thiểu số tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - Đặng Văn Chính – tỉnh Yên Bái |
Có thể bạn quan tâm