Sức hút từ mô hình khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ y tế
Doctor Anywhere, một công ty khởi nghiệp về công nghệ y tế, đã có mức tăng trưởng ấn tượng, với mức tăng 62% trong hoạt động kinh doanh.
>>Samsung rót vốn vào Startup ứng dụng AI chăm sóc sức khỏe Việt
Được thành lập vào năm 2016, công ty khởi nghiệp Doctor Anywhere chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trực tuyến và ngoại tuyến. Nền tảng này cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào các bác sĩ được cấp phép tại địa phương và giao thuốc.
Khi đại dịch sảy ra, Doctor Anywhere đã tiến hành các hoạt động tư vấn miễn phí về vaccine Covid-19, về chăm sóc người nhiễm cho các doanh nghiệp. Trong mùa dịch, Doctor Anywhere đã gấp rút xây dựng đội ngũ giao thuốc riêng, không phụ thuộc vào tài xế công nghệ.
Mục tiêu của Doctor Anywhere giai đoạn hậu dịch là trở thành công ty khởi nghiệp y tế số thành công nhất ở thị trường Đông Nam Á và đứng đầu tại Việt Nam.
Vào Việt Nam từ năm 2019, Doctor Anywhere mang theo mô hình tích hợp trải nghiệm chăm sóc sức khỏe trực tuyến và ngoại tuyến. Doctor Anywhere có các dịch vụ tư vấn sức khỏe, tư vấn thuốc trực tuyến, giao thuốc, lưu trữ và quản lý hồ sơ bệnh án với các đối tác của Doctor Anywhere như bệnh viện Mắt Sài Gòn, bệnh viện Quốc tế DoLife, Thu Cúc, phòng khám đa khoa Medelab, công ty xét nghiệm gen Genetica…
>>Startup Menthy: Nền tảng chăm sóc sức khỏe tinh thần
Theo các báo cáo gần đây cho biết công ty khởi nghiệp công nghệ y tế Doctor Anywhere đã có doanh thu tăng đáng kể, với mức tăng trưởng 62%. Tuy nhiên, có vẻ như sự tăng trưởng này đã phải trả giá, vì khoản lỗ của công ty cũng đã tăng lên 33 triệu USD.
Điều này có thể chỉ ra rằng công ty khởi nghiệp đang gặp khó khăn trong việc quản lý chi phí hiệu quả hoặc nỗ lực mở rộng của công ty không thành công như dự đoán.
Hiện nay, ngành chăm sóc sức khỏe không ngừng phát triển và công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế. Thành công của Doctor Anywhere có được là nhờ khả năng cung cấp các giải pháp y tế từ xa, giúp bệnh nhân tiếp cận thuận tiện với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thông qua tư vấn trực tuyến.
Bên cạnh Doctor Anywhere, một số doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ y tế cũng nhận được các khoản đầu tư hấp dẫn, cho thấy sức quan tâm của các nhà đầu tư vào lĩnh vực này còn rất lớn.
Cụ thể, Medigo - một công ty khởi nghiệp Việt hoạt động trong lĩnh vực công nghệ y tế với trụ cột là ứng dụng tư vấn sức khỏe, hỗ trợ dịch vụ giao thuốc 24/7 và dịch vụ xét nghiệm tại nhà... thông báo huy động thành công 2 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A. Với khoản tiền đầu tư này, Medigo cho biết sẽ tập trung phát triển, mở rộng hệ sinh thái chăm sóc sức khoẻ vốn có.
Tương tự, BuyMed - một startup chăm sóc y tế vận hành nền tảng Thuocsi.vn, phân phối dược phẩm trực tiếp theo mô hình B2B cũng đã tuyên bố gọi vốn thành công 33,5 triệu USD cho vòng vòng Series B của mình.
Các chuyên gia nhận định, dưới tác động của đại dịch COVID-19, lĩnh vực công nghệ y tế từ tiềm năng đã trở thành "mỏ vàng" với các startup trong khu vực Đông Nam Á và tại Việt Nam. Các startup phục vụ nhiều phân khúc khác nhau của thị trường, song chủ yếu tập trung vào tư vấn, khám bệnh từ xa và nhà thuốc trực tuyến.
>>SIB: Chính thức khởi động hỗ trợ lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp và du lịch
Mặc dù vậy, số doanh nghiệp khởi nghiệp được xem là nổi bật của Việt Nam với bề dày, quy mô gọi vốn và dịch vụ đa dạng hiện cũng vẫn còn hạn chế.
Bằng cách kết nối với dược sĩ để tư vấn, liên kết với các nhà thuốc uy tín để bán thuốc và giao hàng tận nơi 24/7..., sự xuất hiện của các nền tảng này đã cung cấp cho người tiêu dùng đa dạng hơn quyền lựa chọn các dịch vụ, sản phẩm.
Điều quan trọng đối với các công ty khởi nghiệp, đặc biệt là trong ngành công nghệ y tế, là phải cân bằng cẩn thận giữa tăng trưởng và ổn định tài chính. Mở rộng quy mô quá nhanh mà không có nền tảng vững chắc có thể dẫn đến thua lỗ không bền vững.
Có thể bạn quan tâm