Chàng trai bén duyên khởi nghiệp với dự án cốc giấy

MINH HUỆ 08/11/2023 01:21

Bỏ phố về quê anh Trịnh Văn Thiết ở Hải Dương đã bén duyên khởi nghiệp từ cốc giấy. Sản phẩm không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà thân thiện với môi trường.

>>>Khởi nghiệp Xanh: Hướng phát triển bền vững cho các dự án khởi nghiệp

Với mong muốn tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường, anh Trịnh Văn Thiết ở xã Hồng Dụ - Ninh Giang - Hải Dương đã về quê khởi nghiệp với sản phẩm cốc giấy.

Anh Thiết sinh năm 1995, ở thôn Tam Tương, xã Hồng Dụ. Sau khi tốt nghiệp Khoa Điện của Trường Đại học Hải Dương, anh Thiết về làm việc cho Tập đoàn An Phát Holdings. Nhận thấy xu hướng sử dụng cốc giấy để đựng thức ăn, đồ uống ngày càng nhiều nên quyết định đi theo hướng này.

Anh Trịnh Văn Thiết ở xã Hồng Dụ chia sẻ: Để chuẩn bị cho quá trình khởi nghiệp, tôi đã tìm đến một số cơ sở, doanh nghiệp trong nước và qua mạng xã hội để tìm hiểu về kỹ thuật, máy móc với mong muốn lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp nhất.

Với mong muốn tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường, anh Trịnh Văn Thiết ở xã Hồng Dụ (Ninh Giang) đã về quê khởi nghiệp với sản phẩm cốc giấy (Ảnh: Báo Hải Dương)

Với mong muốn tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường, anh Trịnh Văn Thiết ở xã Hồng Dụ (Ninh Giang) đã về quê khởi nghiệp với sản phẩm cốc giấy (Ảnh: Báo Hải Dương)

Cùng với đó, anh Thiết chủ động tìm nguồn nguyên liệu. Anh chọn nguyên liệu làm từ bột gỗ nguyên sinh, bên ngoài được tráng lớp HDPE chống thấm. Sau nhiều lần tìm hiểu nghiên cứu kỹ lưỡng, anh Thiết đã lên kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh như: máy móc cũng, chuyên môn, mẫu mã sản phẩm.

Sau khi nghiên cứu từ nhưng vật dụng nhỏ nhưng sử dụng hàng ngày, rồi nghiên cứu đến thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng là một vấn đề anh Thiết trăn trở, lo lắng khi đây là sản phẩm mới, lần đầu có mặt trên thị trường.

Theo anh Thiết, các sản phẩm nhựa đang dần nhường chỗ cho các sản phẩm làm bằng giấy. Điều này là do thực tế là các nguyên liệu phục vụ sản xuất của nó là không nên vô hại. Giấy cũng là thân thiện môi trường sản phẩm có khả năng hoàn toàn. Vì vậy, làm thế nào để bắt đầu sản xuất cốc giấy? kế hoạch kinh doanh. Để giải quyết vấn đề này, anh tìm hiểu nhu cầu tại một số cửa hàng, doanh nghiệp trong huyện, trong tỉnh và nhận thấy nhiều người hứng thú với sản phẩm mới này. 

Tháng 9/2022, anh Thiết quyết định nhập máy móc. Do được chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện nên anh bắt tay ngay vào sản xuất. Tuy nhiên, khó khăn xuất hiện đó là máy chỉ sản xuất được loại cốc 180 ml, trong khi đó nhu cầu của thị trường thì đa dạng, phong phú. Anh Thiết lại tiếp tục mày mò sáng tạo và gia công thêm 1 bộ khuôn sản xuất ra loại cốc 300 ml.  

Đến nay, cốc giấy TH Green do anh Thiết sản xuất có 2 loại chính là cốc 180 ml và 300 ml với sản lượng khoảng 20.000 chiếc/ngày với doanh thu trung bình trên 300 triệu đồng/tháng. Thị trường tiêu thụ được mở rộng ra các tỉnh ngoài và được người tiêu dùng đón nhận.

Chị Trần Thị Thanh (ở phố Vũ Hựu, phường Thanh Bình, TP Hải Dương) là người đã dùng sản phẩm cốc giấy TH Green cho biết: "Tôi chuyên bán cháo dinh dưỡng. Trước đây tôi sử dụng cốc nhựa nhưng từ khi biết đến cốc giấy TH Green, tôi đã chuyển sang dùng loại cốc này với số lượng 5.000-6.000 chiếc/tháng. Dù giá thành đắt hơn chút ít nhưng tôi thấy mẫu mã đẹp, sạch sẽ nên đã chọn dùng".

Sản phẩm cốc giấy của TH Green thân thiện với môi trường

Sản phẩm cốc giấy của TH Green thân thiện với môi trường

Được biết, hiện nay Cốc giấy TH Green đang được người tiêu đánh giá cao cả về mẫu mã lẫn công dụng đối với người sử dụng chúng. Anh Nguyễn Đình Phương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hồng Dụ cho biết anh Thiết đã mạnh dạn trong cách nghĩ, cách làm. Nếu được hỗ trợ, chắc chắn mô hình này sẽ có nhiều tiềm năng phát triển. Đây cũng là mô hình tiêu biểu của hội viên nông dân trong xã.

Chia sẻ về chăng đường phát triển tiếp theo, anh Trịnh Văn Thiết chủ cơ sở sản xuất Cốc giấy TH Green cho biết: Hàng năm, số lượng rác thải khó phân hủy được thải ra môi trường nhiều không kể xiết. Nhưng nếu không phải hoàn toàn làm từ giấy thì không thể nào phân hủy nhanh chóng được. Trung bình phải mất gần mấy trăm năm mới có thể phân hủy hoàn toàn. Một số loại giấy hoàn toàn 100% giấy thì không có khả năng tự phân hủy. Do đó, rác thải này sẽ mãi mãi ở trong đất, nước, không khí xung quanh con người. 

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm uy tín, có thương hiệu, xuất xứ rõ ràng, có thông tin nhà sản xuất cụ thể. Tránh xa những sản phẩm không rõ các thông số nêu trên vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi sử dụng.

Cốc giấy TH Green với mong muốn làm thêm nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường, anh Thiết có kế hoạch sản xuất bát giấy các kích cỡ, thêm 1 - 2 loại cốc. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay đó là nguồn vốn. Hy vọng trong một tương lại gần cơ sở sản xuất của anh có nhiều tiềm lực hơn để Cốc giấy TH Green có thể vơn xa hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • 30 NĂM THÀNH LẬP DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP: 20 năm chắp cánh ước mơ Khởi nghiệp

    30 NĂM THÀNH LẬP DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP: 20 năm chắp cánh ước mơ Khởi nghiệp

    05:40, 05/11/2023

  • Cầu nối với hệ sinh thái khởi nghiệp Quảng Nam

    Cầu nối với hệ sinh thái khởi nghiệp Quảng Nam

    10:03, 04/11/2023

MINH HUỆ