Giáo dục địa phương hưởng ứng khởi nghiệp
Giáo dục cơ sở ở các địa phương sau khi triển khai các hoạt động khởi nghiệp đã giúp học sinh sinh viên thay đổi tư duy, nhận thức, say mê khám phá tìm ra ý tưởng,...
Ngày 30/10/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên (HSSV) khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án) với mục tiêu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kĩ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại nhà trường.
Theo đánh giá của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Hưng Yên, khởi nghiệp hoàn toàn là một lĩnh vực mới mẻ đối với ngành giáo dục, nhưng sau 6 năm triển khai, ngành đã đạt một số thành quả. Các nội dung của Đề án đã trở thành hoạt động thường niên, đi vào nền nếp. Nhờ đó, các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh đã từng bước xây dựng hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trở thành một trong những nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
Cũng giống như tỉnh Hưng Yên, những hoạt động thiết thực của việc triển khai Đề án 1665 ở Ninh Binh, Phú Thọ, Gia Lai … đã giúp các tỉnh làm quen với khởi nghiệp. Tuy nhiên, heo đánh giá của Bộ Giáo dục – Đào tạo, việc triển khai Đề án 1665 ở một số địa phương còn những hạn chế nhất định.
Đó là các cơ sở giáo dục phổ thông chưa hình thành được đội ngũ tư vấn, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; nội dung đào tạo kĩ năng về khởi nghiệp chưa được giảng dạy cho học sinh trong các hoạt động ngoài giờ chính khóa; điều kiện cơ sở vật chất ở các trường học còn nhiều hạn chế, chưa có không gian khởi nghiệp cho học sinh. Sự phối hợp nhà trường và doanh nghiệp chưa được triển khai đồng bộ, có chiều sâu chủ yếu mới dừng ở hoạt động truyền cảm hứng.
Vì vậy, phía Bộ Giáo dục Đào tạo đã đề xuất một số giải pháp hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục phổ thông như hình thành đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ học sinh khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục phổ thông; xây dựng đầy đủ tài liệu cung cấp kiến thức kĩ năng khởi nghiệp, đào tạo và hỗ trợ khởi nghiệp trong các nhà trường cho giáo viên. Các địa phương tổ chức thí điểm xây dựng các mô hình hỗ trợ khởi nghiệp, đặc biệt, địa phương cần tăng cường phối hợp nhà trường và doanh nghiệp để hỗ trợ học sinh, sinh viên thực hành, trải nghiệm, phối hợp sản xuất thử các sản phẩm mẫu.
Có thể bạn quan tâm
Lạng Sơn: Chung kết cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp” trong đoàn viên, thanh niên năm 2023
10:06, 23/11/2023
Tỉnh Hưng Yên: hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhanh và hiệu quả
15:02, 22/11/2023
Techfest Việt Nam 2023: Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vươn tầm Quốc tế
01:19, 17/11/2023