Người dân Quảng Nam hối hả chằng chống nhà cửa ứng phó với bão số 9

TUẤN VỸ 27/10/2020 12:40

Người dân tỉnh Quảng Nam đang trong thời khắc khẩn trương chằng chống nhà cửa, đảm bảo an toàn trước khi bão Molave đổ bộ vào đất liền.

Theo dự báo, bão số 9 (Molave) sẽ đổ bộ vào đất liền từ sáng ngày 28/10. Đây là con bão mạnh, liên tục tăng cường độ, hiện đang ở cấp 13-14, giật cấp 17. Do ảnh hưởng của bão, từ đêm 27 đến ngày 29/10 các tỉnh miền Trung sẽ có mưa to đến rất to.

Đây là cơn bão mạnh, di chuyển nhanh, dự kiến thời gian đổ bộ trùng với thời điểm triều cường, hoàn lưu bão gây mưa lớn trên diện rộng tại miền Trung (nơi có địa hình có độ dốc lớn). Diễn biến của bão phức tạp, sức gió lớn, ảnh hưởng đến ven biển và đất liền có thể sớm hơn dự báo, nguy cơ xảy ra ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

Các địa phương khẩn trương cắt tỉa cây xanh, tránh ngã đỗ gây thiệt hại tài sản người dân cũng như ảnh hưởng đến giao thông.

Các địa phương khẩn trương cắt tỉa cây xanh, tránh ngã đỗ gây thiệt hại tài sản người dân cũng như ảnh hưởng đến giao thông.

Tại Quảng Nam, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cũng đã có công điện đề nghị các cơ quan, đơn vị và địa phương thông báo cho chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của cơn bão số 9 để chủ động di chuyển thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Kiên quyết không để người ở lại trên tàu, thuyền, lòng bè nuôi tròng thủy, hải sản.

Bên cạnh đó, các địa phương cũng tổ chức tuyên truyền, thông báo tình hình, diễn biến của bão để người dân biết và chủ động ứng phó, sẵn sàng triển khai các phương án phòng, chống bão, ngập lụt, lũ quét và lở đất. Rà soát, kiểm tra các khu dân cư ở những vùng nguy hiểm, vùng thấp, trũng, ven biển,... chuẩn bị sẵn sàng sơ tán dân đến nơi an toàn.

Tàu, thuyền được đưa đến nơi trú đậu an toàn tại Hội An

Tàu, thuyền được đưa đến nơi trú đậu an toàn tại Hội An

Để đề phòng với bão, người dân hiện đang tất bật với việc chằng chống nhà cửa. Những bao tải chứa cát, chưa nước được dùng để chằng các mái tôn tránh bị gió phá hoại.

Ông Trần Văn Bình (Hội An) cho biết mặc dù những vật chằng chống nhà từ đợt bão trước vẫn chưa dở xuống, nhưng để an toàn hơn ôn tiếp tục dùng thêm nhiều lớp dây để kiên cố nhà cửa. Là người đã có tuổi, theo kinh nghiệm ông Bình nói rằng trời nắng trước khi bão đến là điềm báo của bão lớn, cần phải đề phòng thật kĩ để tránh thiệt hại.

"Theo những dự báo bão đã giật đến cấp 17 thì khả năng càn quét là rất lớn, người dân không nên chủ quan với bão. Nếu tính đúng bão Molave có sức mạnh tương đương với bão Hải Yến năm 2013, nhưng Hải Yến đã không vào đất liên nên không tính được thiệt hại. Mai bão sô 9 sẽ đổ bộ, e rằng những địa điểm đã bị hư tại từ trước sẽ tiếp tục bị tàn phá, như thế thiệt hại sẽ còn tăng lên", ông Bình nói.

Người dân thu dọn ngư cụ để về nhà tránh bão.

Người dân thu dọn ngư cụ để về nhà tránh bão.

Cũng như ông Bình, nhiều người ngao ngán trước việc thiên tai liên tục ập tới, việc chằng chống nhà cửa luôn tốn thời gian của người dân. Hiện nhiều hộ dân đã chuyển từ chằng cát, níu dây kẽm bằng việc dùng nước để chằng nhà.

"Việc dùng nước để chằng nhà đỡ tốn thời gian hơn là dùng cát là kéo dây cáp. Đến khi trời hết bão chỉ việc lên xả nước rồi mang xuống, nhưng thế vừa đỡ tốn sức lại vừa tiết kiệm hơn", một người dân tại xã Duy Hải (huyện Duy Xuyên) cho biết.

Nhiều người dân dùng nước để chằng nhà, tiết kiệm thời gian và công sức hơn dùng các bao tải cát.

Nhiều người dân dùng nước để chằng nhà, tiết kiệm thời gian và công sức hơn dùng các bao tải cát.

Khẩn trương kiên cố nhà cửa trước khi bão đổ bộ.

Khẩn trương kiên cố nhà cửa trước khi bão đổ bộ.

Những bao tải cát lên tục được đưa lên để bảo vệ nhà cửa, giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra.

Những bao tải cát lên tục được đưa lên để bảo vệ nhà cửa, giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra.

Không chủ quan trước thiên tai, đa số người dân đều thực hiện chằng chống nhà.

Không chủ quan trước thiên tai, đa số người dân đều thực hiện chằng chống nhà.

Dùng những bao cát nhỏ để cố định cửa tại các khách sạn, tránh va đập mạnh.

Dùng những bao cát nhỏ để cố định cửa tại các khách sạn, tránh va đập mạnh.

Nhiều hộ dân dùng dây cáp đề giữ mái nhà được cố định.

Nhiều hộ dân dùng dây cáp đề giữ mái nhà được cố định.

Buộc thêm nhiều dây để đảm bảo an toàn, đây là cơn bão có cường độ mạnh nên người dân rất cẩn trọng.

Buộc thêm nhiều dây để đảm bảo an toàn, đây là cơn bão có cường độ mạnh nên người dân rất cẩn trọng.

Di dời các vật kiến trúc vào bên trong đất liền.

Di dời các vật kiến trúc vào bên trong đất liền.

Tại các bãi biển đã cắm biển báo cấm tắm.

Tại các bãi biển đã cắm biển báo cấm tắm.

Lực lượng chức năng các địa phương tuyên truyền, kiên quyết không để người ở lại trên tàu, thuyền, các lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản.

Lực lượng chức năng các địa phương tuyên truyền, kiên quyết không để người ở lại trên tàu, thuyền, các lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản.

Có thể bạn quan tâm

  • Ứng phó bão số 9: Đà Nẵng yêu cầu người dân không ra khỏi nhà từ 20 giờ hôm nay (27/10)

    Ứng phó bão số 9: Đà Nẵng yêu cầu người dân không ra khỏi nhà từ 20 giờ hôm nay (27/10)

    10:00, 27/10/2020

  • Ứng phó bão số 9: Quảng Nam sơ tán dân, kiên quyết không để người ở lại trên tàu, thuyền

    Ứng phó bão số 9: Quảng Nam sơ tán dân, kiên quyết không để người ở lại trên tàu, thuyền

    05:00, 27/10/2020

  • Dốc toàn lực ứng phó bão số 9 giật cấp 17

    Dốc toàn lực ứng phó bão số 9 giật cấp 17

    06:25, 27/10/2020

  • Ứng phó bão số 9: Đà Nẵng di tản dân cư, học sinh nghỉ học

    Ứng phó bão số 9: Đà Nẵng di tản dân cư, học sinh nghỉ học

    15:48, 26/10/2020

  • Lũ lụt miền Trung: Năng lực dự báo... “có vấn đề”

    Lũ lụt miền Trung: Năng lực dự báo... “có vấn đề”

    06:00, 25/10/2020

TUẤN VỸ