Năm 1966, để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực miền Tây Nghệ An, tuyến đường sắt nối từ Ga Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu lên huyện lỵ Nghĩa Đàn đã được mở để vận chuyển, thông thương hàng hóa
Vậy nhưng, số phận của tuyến đường sắt dài 32km này một thời với hàng chục lượt chuyến tàu ngược xuôi mỗi chuyến trong ngày chỉ duy trì đến những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước rồi đến năm 2006 phải chính thức dừng hoạt động
Nguyên nhân được cho rằng, do cơ chế cạnh tranh và bối cảnh kinh tế xã hội thời điểm đó khiến đường sắt Nghĩa Đàn – Cầu Giát không thể đảm nhận tốt “sứ mệnh” của mình nữa trong khi loại hình vận tải đường bộ phát triển đa dạng, tiện ích nên tự “đào thải” rồi dừng hẳn.
Nhiều đường ngang dân sinh vô tư được mở để đấu nối vào khu vực dân cư san lấp nhiều đoạn đường sắt đi qua suốt hàng chục năm nay.
Hoen rỉ, xuống cấp, nhiều trạm gác Barie cũng đã phải “cửa đóng then cài” từ gần 20 năm nay khiến người dân địa phương không khỏi xót xa về cảnh huy hoàng của những sân Ga, chuyến tàu ngược xuôi đia qua một thời nay phải chịu cảnh “phế tích”
Làm sao để giải quyết được “số phận” tuyến đường sắt nối Ga Cầu Giát và Nghĩa Đàn đang là vấn đề dư luận quan tâm suốt nhiều thập kỷ qua nhưng đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa trả lời được câu hỏi đó
Có thể bạn quan tâm
Nghệ An: Khởi tố nữ Giám đốc doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt tài sản
15:58, 07/06/2021
Vụ khuất tất trong công tác đấu thầu ở Sở TN&MT Nghệ An: Vì sao có sự tăng, giảm về nguồn vốn thực hiện dự án?
04:00, 07/06/2021
Nghệ An làm gì để đón “đại bàng” về làm tổ?
02:10, 07/06/2021
Nghệ An tốn tiền tỷ "bảo trì" đường tàu bỏ hoang hàng chục năm
02:22, 02/06/2021
NGỌC THÁI