Đắk Lắk: “Sốt” vì vốn đầu tư công còn gần 4 ngàn tỷ

MAI CHIẾN 20/09/2023 11:00

Không chỉ giải ngân vốn đầu tư công chậm, mà nhiều sở, ngành còn dậm chân tại chỗ chưa có giải pháp giải ngân đầu tư công.

>>Đầu tư công khơi thông các động lực tăng trưởng

Năm 2023, vốn đầu tư công của tỉnh Đắk Lắk trên 5.667 tỷ đồng, trong đó đã giao chi tiết cho từng dự án trên 5.505 tỷ đồng, còn lại trên 161 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương chưa phân bổ.

Tuy nhiên, đến nay thực giải ngân mới chỉ giải được 32,4% tương đương với 1.782 tỷ đồng. Còn lại hơn 3.723 tỷ đồng chưa được giải ngân trong khi đó năm tài chính 2023 chỉ còn 3 tháng nữa là kết thúc. Điều này đang gây nên một áp lực lớn với hệ thống chính trị của địa phương.

Thi công dự án đường Hồ Chí Minh đoa qua thành phố Buôn Ma Thuột

Thi công dự án đường Hồ Chí Minh đoa qua thành phố Buôn Ma Thuột

Đến tháng 9, Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh vẫn ở vạch xuất phát với 0%, Sở Y tế đến nay mới chỉ giải ngân được 1,65%, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh giải ngân được trên 5%. Đây là những đơn vị được chỉ ra trong vấn đền giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.

Về các Chương trình mục tiêu quốc gia, đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã giải ngân nguồn vốn này đạt hơn 31%. Trong đó, chương trình nông thôn mới đạt 54,3% kế hoạch; Chương trình dân tộc thiểu số và miền núi giải ngân đạt 16,7% kế hoạch; Chương trình giảm nghèo bền vững giải ngân đạt 37,6% kế hoạch. Qua ra soát đến nay, mới có 7 đơn vị giải ngân trên 50% và 3 đơn vị giải ngân trên 80%.

Chỉ ra nguyên nhân tình hình giải ngân vốn, Giám đốc Sở KH-ĐT – ông Đinh Xuân Hà cho rằng, “ngoài những nguyên nhân khách quan như chậm giải phóng mặt bằng, chậm thực hiện thủ tục lập, phê duyệt dự án đầu tư và trình phê duyệt quyết toán dự án. Nguyên nhân chủ quan cũng nổi lên như vấn đề thiếu đất đắp cho công trình do chưa hoặc chậm quy hoạch mỏ đất và thiếu vốn đối ứng để thực hiện giải ngân.”

Tính trong năm 2023, địa phương có 28 dự án khởi công mới với số vốn trên 1.883 tỷ đồng nhưng mới chỉ giải ngân được 206 tỷ đồng. Một số dự án còn lại đang thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng hoặc đang tổ chức lựa chọn nhà thầu để thực hiện khối lượng giải ngân.

Giải phóng mặt bằng đang là nỗi lo lớn nhất của địa phương

Giải phóng mặt bằng đang là nỗi lo lớn nhất của địa phương

>>Đắk Nông: Gỡ vướng cho dự án đầu tư công

Trước tình hình giải ngân chậm, UBND tỉnh đã có nhiều “tối hậu thư”, chỉ thị, chỉ đạo được đưa ra. Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, ông Phạm Ngọc Nghị yêu cầu chủ đầu tư cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, địa phương có liên quan tăng cường các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Đồng thời chủ động, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu công trình, dự án để thực hiện công tác thanh toán, quyết toán. Dự án, công trình đã được bố trí vốn kế hoạch trong năm nhưng không thực hiện được việc giải ngân theo tiến độ thì phải có văn bản đề xuất điều chuyển vốn cho các dự án, công trình khác.

Hy vọng rằng, với những giải pháp tích cực, thiết thực tỉnh Đắk Lắk sẽ bứt phá trong những tháng còn lại để về đích theo đúng tiến độ, kế hoạch đã đề ra./.

Có thể bạn quan tâm

  • Đầu tư công khơi thông các động lực tăng trưởng

    Đầu tư công khơi thông các động lực tăng trưởng

    01:17, 17/09/2023

  • Đắk Nông: Gỡ vướng cho dự án đầu tư công

    Đắk Nông: Gỡ vướng cho dự án đầu tư công

    11:48, 13/09/2023

  • Vẫn còn nhiều áp lực trong giải ngân vốn đầu tư công

    Vẫn còn nhiều áp lực trong giải ngân vốn đầu tư công

    05:15, 04/09/2023

  • Hải Dương: Nguyên nhân làm chậm tiến độ đầu tư công

    Hải Dương: Nguyên nhân làm chậm tiến độ đầu tư công

    00:16, 21/08/2023

  • Thúc đẩy tăng trưởng từ động lực đầu tư công

    Thúc đẩy tăng trưởng từ động lực đầu tư công

    16:36, 10/08/2023

MAI CHIẾN