Năm 2019: Thái Bình sẽ hoàn thành chương trình nước sạch nông thôn

Lan Vũ 14/02/2019 06:19

Nếu năm 2013 là năm khởi động, năm 2017 là năm tăng tốc và năm 2018 là năm về đích thì năm 2019 Thái Bình sẽ hoàn thành các chỉ tiêu chất lượng của chương trình nước sạch nông thôn.

Đó là chia sẻ của ông Ngô Văn Dũng – Giám đốc Công ty TNHH cấp nước Bách Hưng Phát, PCT thường trực hội nước sạch Thái Bình tới Báo Diễn đàn Doanh nghiệp.

Năm 2018 - năm thành công của chương trình cấp nước sạch

Tính đến hết 31/12/2018, theo số liệu báo cáo của Sở KH – ĐT tỉnh Thái Bình tỉ lệ đấu nối của các hộ dân ở khu vực nông thôn đã đạt được 95,5%. Như vậy, số hộ dân chưa đấu nối nước sạch còn rất ít.

Toàn tỉnh Thái Bình đã có 57 dự án đầu tư cấp nước sạch nông thôn. Trong đó có 23 dự án đầu tư mới với tổng vốn đầu tư lớn gần 2.700 tỷ đồng và cấp nước cho khoảng 70% số dân vùng nông thôn, còn lại là các dự án nâng cấp, mở rộng từ các dự án trước đây đã đầu tư bằng vốn vay Ngân hàng thế giới (WB) và chương trình mục tiêu quốc gia chỉ cấp được cho khoảng 30% số dân.

Ông Dũng khẳng định, năm 2018 là năm rất thành công, năm về đích của trương trình cấp nước sạch nông thôn tại Thái Bình.

Từ năm 1998 – 2012 (14 năm), tỉnh Thái Bình đã sử dụng 2 nguồn vốn của Ngân hàng thế giới (WB) và chương trình mục tiêu quốc gia, đầu tư đến 66 công trình với tổng vốn 700 tỷ nhưng chỉ cấp nước được cho khoảng trên 20% số dân. Nếu theo cách làm cũ, còn lại 80% số dân chưa đấu nối phải đến 56 năm nữa thì toàn dân Thái Bình mới có nước sạch. Nhưng với cơ chế khuyến khích của tỉnh Thái Bình thì trong vòng 5 năm (2013 – 2018) cơ bản tỷ lệ đấu nối rất cao.

Toàn tỉnh Thái Bình đã có 57 dự án đầu tư cấp nước sạch nông thôn. Trong đó có 23 dự án đầu tư mới với tổng vốn đầu tư lớn gần 2.700 tỷ đồng và cấp nước cho khoảng 70% số dân vùng nông thôn

Toàn tỉnh Thái Bình đã có 57 dự án đầu tư cấp nước sạch nông thôn. Trong đó có 23 dự án đầu tư mới với tổng vốn đầu tư lớn gần 2.700 tỷ đồng và cấp nước cho khoảng 70% số dân vùng nông thôn

Để đạt được những kết quả như trên, tỉnh Thái Bình đã ban hành quy chế khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào các công trình nước sạch nông thôn (Nghị quyết 03 của HĐND tỉnh, Quyết định số 12 của UBND tỉnh – năm 2012). Với 4 hỗ trợ chính: hỗ trợ kinh phí đầu tư cho 3 triệu/m3/ngày/đêm nếu đầu tư mới, nâng cấp mở rộng 1,5 triệu – 2 triệu m3/ngày/đêm; cho phép nhà đầu tư được huy động vốn đóng góp của người sử dụng nước (2 khoản kinh phí này đóng vai trò rất quan trọng, nếu không có 2 khoản hỗ trợ này sẽ rất ít, thậm chí không có nhà đầu tư nào dám đầu tư vào nước sạch nông thôn). Ngoài 2 hỗ trợ trên, tỉnh Thái Bình còn 1 số khuyến khích: hỗ trợ 100% tiền đền bù,giải phóng mặt bằng; tỉnh hỗ trợ 50% lãi suất ngân hàng trong 3 năm; hỗ trợ đào tạo công nhân vận hành các dự án nước sạch nông thôn,trung bình 3tr/công nhân đào tạo, tối đa ko quá 500tr cho 1 dự án lớn…

Sau khi tỉnh Thái Bình ban hành quy chế khuyến khích, đến quý 3/2013 các doanh nghiệp đã bắt đầu vào đầu tư.

Cấp nước sạch nông thôn là công việc rất khó, nếu không có hỗ trợ từ các chính sách cụ thể thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ Thái Bình không dám đầu tư vào lĩnh vực nước sạch nông thôn. Bởi, đầu tư cấp nước vốn dĩ là đầu tư tiền chẵn thu về tiền lẻ. Ngoài dùng nước sạch, người dân Thái Bình còn dùng thêm nhiều nguồn nước khác: nước mưa, nước giếng khoan… nên số tiền dùng nước của một hộ, một gia đình không nhiều – ông Dũng cho biết.

Các doanh nghiệp nước sạch nông thôn Thái Bình đánh giá rất cao Nghị quyết 03 của HĐND và QĐ 12 của UBND tỉnh Thái Bình. Với tất cả các hỗ trợ trên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Thái Bình mới dám đầu tư vào nước sạch nông thôn.

Mục tiêu trong năm 2019

Toàn tỉnh Thái Bình quyết tâm hoàn thành số còn lại 4,5%, đến hết tháng 6/2019 phải đấu nối để cấp được 100% cho số hộ dân toàn tỉnh sử dụng nước sạch.

Mục tiêu của Thái Bình đến hết tháng 6/2019, 100% cho số hộ dân toàn tỉnh được sử dụng nước sạch

Mục tiêu của Thái Bình đến hết tháng 6/2019, 100% cho số hộ dân toàn tỉnh được sử dụng nước sạch

Những năm qua các doanh nghiệp đã tiến hành đầu tư để hoàn thành công trình đầu mối, đường ống dẫn nước cho người sử dụng… (số lượng). Năm 2019, tất cả các doanh nghiệp cấp nước Thái Bình phải phấn đấu đầy đủ các tiêu chí do Chính phủ nêu ra tại Nghị định 117: nước cấp ra phải đảm bảo chất lượng theo các quy chuẩn của nhà nước, phải đảm bảo lưu lượng (khối lượng) nhu cầu của dân bao nhiêu thì các doanh nghiệp cấp nước phải đáp ứng, phải đảm bảo áp lực ổn định, đảm bảo cấp nước liên tục 24/24 (không phải cấp nước luân phiên, đứt đoạn). Từng bước hoàn thành, nâng cao chất lượng nước, chất lượng dịch vụ.

Nếu trước kia các nhà máy nước của doanh nghiệp nhà nước, khi người dân phát hiện ra đường ống nước bị vỡ báo cho nhà máy nước nhưng họ không kịp thời khắc phục ngay. Nhưng hiện, doanh nghiệp tư nhân yêu cầu công nhân nhà máy khi có thông báo trong vòng 30 phút đến 1h đồng hồ là phải có người đến xử lý kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

  • Thái Bình: Doanh nghiệp là động lực của nền kinh tế địa phương

    Thái Bình: Doanh nghiệp là động lực của nền kinh tế địa phương

    22:54, 10/02/2019

  • Một giờ trò chuyện cùng Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình

    Một giờ trò chuyện cùng Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình

    05:47, 05/02/2019

  • Thái Bình: Độc đáo phố ông đồ và góc chợ quê

    Thái Bình: Độc đáo phố ông đồ và góc chợ quê

    00:07, 31/01/2019

  • Thái Bình: Thi công đường ống dẫn khí, 3 cán bộ giám sát kỹ thuật tử vong

    Thái Bình: Thi công đường ống dẫn khí, 3 cán bộ giám sát kỹ thuật tử vong

    06:32, 30/01/2019

 Có thể trong năm 2019, Hội nước sạch Thái Bình sẽ tham mưu cho UBND tỉnh Thái Bình ban hành giấy chứng nhận cho doanh nghiệp cấp nước an toàn, dựa trên các tiêu chí của Nghị định 117 và 52 tiêu chí theo Thông tư 45 của Bộ Nông nghiệp. Hàng năm Sở Nông nghiệp Thái Bình có đi kiểm tra các doanh nghiệp cấp nước, nếu doanh nghiệp nào đạt 85% trở lên thì được xếp loại A, dưới 85% thì hoàn thành loại B. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp nào đạt được loại A và 4 tiêu chí của Nghị định 117 sẽ được cấp giấy chứng nhận cấp nước an toàn. Tuy nhiên, giấy chứng nhận cấp nước an toàn cũng chỉ có giá trị trong một thời hạn nhất định.

Vừa qua, Công ty TNHH Toàn Thịnh có thông báo tạm dừng cấp nước sạch sinh hoạt vô thời hạn khiến gần 30.000 dân thuộc 6 xã huyện Thái Thụy, Thái Bình khốn đốn. Lý do doanh nghiệp đưa ra là mất cân đối về tài chính, trong khi hơn 2 năm nay doanh nghiệp vẫn chưa nhận được kinh phí hỗ trợ nước sạch nông thông từ UBND tỉnh Thái Bình cho các dự án đầu tư của công ty (quy định tại Quyết định số 12 năm 2012 và Quyết định số 19 năm 2014 của UBND tỉnh dù đã nhiều lần kiến nghị giải quyết). Đó cũng là khó khăn chung của rất nhiều doanh nghiệp cấp nước sạch tại Thái Bình.

Ông Dũng cho biết, do ngân sách của tỉnh còn rất khó khăn nên kết thúc 31/12/2018 tỉnh Thái Bình mới hỗ trợ được 43% số tiền đã có quyết định hỗ trợ, còn lại do 1 số dự án chưa hoàn thành hồ sơ đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ (mặc dù đã hoàn thành dự án và cấp nước cho dân).

Cuối năm 2018, UBND tỉnh Thái Bình đã có cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp nước sạch, đề nghị đến hết quý 1/2019, các doanh nghiệp phải hoàn thành hồ sơ hỗ trợ trình UBND tỉnh.    

Lan Vũ