HUYỆN BẢO LẠC (CAO BẰNG): Chuyển mình từ cải cách hành chính
Với các giải pháp quyết liệt nhằm cải cách hành chính (CCHC), tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, kinh tế - xã hội huyện Bảo Lạc đã có bước phát triển mạnh mẽ.
Ông Nguyễn Ích Chánh – Chủ tịch UBND huyện Bảo Lạc cho biết, thực hiện mục tiêu CCHC, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc huyện, UBND các xã, thị trấn nghiêm túc thực hiện các nội dung cải cách thủ tục hành chính theo quy định khi giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân, doanh nghiệp khi đến giao dịch.
Nỗ lực cải cách hành chính
Theo ông Chánh, huyện đã ban hành quy chế tổ chức hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; niêm yết đường dây nóng để người dân dể dàng phản ảnh, kiến nghị khi có nhu cầu.
Cán bộ làm việc tại bộ phận một cửa được bố trí theo đúng trình độ chuyên môn, có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt. Nhờ đó, thời gian giải quyết các TTHC được thực hiện theo đúng quy định. Tạo môi trường hành chính thông thoáng, thể hiện được văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức, tạo sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp.
Việc triển khai cơ chế một cửa, ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý chât lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9001; 2008 vào các hoạt động của UBND huyện, tạo điều kiện thực hiện tốt cho tiếp nhận, giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức nói riêng và công tác kiểm soát TTHC nói chung. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được thực hiện, phát huy hiệu quả. Trong đó, cơ chế một cửa cấp xã được duy trì và từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, hạn chế được những hồ sơ trể hẹn và tồn đọng.
Có thể bạn quan tâm
Lễ hội mừng cơm mới độc đáo của dân tộc Lô Lô tại Bảo Lạc (Cao Bằng)
09:41, 07/11/2019
Lễ mừng cơm mới độc đáo của dân tộc Lô Lô tại Bảo Lạc (Cao Bằng)
09:41, 06/11/2019
Phát triển đảng viên vùng dân tộc thiểu số ở Cao Bằng
15:16, 08/10/2019
Tạo môi trường phát triển
Nỗ lực CCHC đã giúp huyện đạt được nhưng kết quả khả quan trong thu hút nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế. Theo ông Nguyễn Ích Chánh, huyện Bảo Lạc cơ bản vẫn lấy nông – lâm - nghiệp làm chủ đạo phát triển. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, sự nỗ lực vượt lên của các cấp chính quyền trong huyện đã thu hút được các nguồn lực đầu tư các công trình hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm…
Bên cạnh đó, Bảo Lạc cũng có lợi thế phát triển thương mại, dịch vụ... Với lợi thế thị trấn Bảo Lạc có vị trí thuận lợi nằm giữa 2 Công viên non nước Cao Bằng và Công viên đá Đồng Văn của tỉnh Hà Giang đã được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Nhờ đó, những năm qua, thị trấn Bảo Lạc trở thành điểm thu hút du khách trong nước và quốc tế qua đây dừng chân nghỉ ngơi, khám phá du lịch, tạo điều kiện phát triển kinh tế.
Kinh tế từng bước phát triển, đời sống thu nhập người dân nâng lên. Tuy nhiên, theo ông Chánh, Bảo Lạc vẫn đang là một trong những huyện đặc biệt khó khăn, nằm cách xa trung tâm, mạng lưới giao thông chưa đồng bộ, nhiều tuyến đường vào các xã các phương tiện mới chỉ đi được một mùa. Hầu hết các sản phẩm của người dân làm ra, tiêu thụ chủ yếu vẫn còn ở dạng thô, do trên địa bàn chưa có nhiều nhà máy chế biến nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Để mảnh đất phía Tây tỉnh Cao Bằng tận dụng tốt được những lợi thế từng bước đi lên phát triển, huyện Bảo Lạc đang cần sự quan tâm nhiều hơn của Nhà nước trong việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện hơn.n