Thanh Hóa: Người trồng mía lao đao vì doanh nghiệp khước từ trả tiền
Vụ mía (2018-2019) bán cho Công ty Cổ phần Mía đường Nông Cống từ tháng 4/2019 nhưng đến nay nhiều hộ dân trồng mía xã Công Chính, huyện Nông Công (Thanh Hóa) đang lao đao vì doanh nghiệp nợ tiền
Được biết nhưng ngày qua, rất nhiều hộ dân trồng mía trên địa bàn xã Công Chính, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã gõ cửa rất nhiều cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa để tìm sự giúp đỡ để có thể lấy được số tiền đã đổ mồ hôi, nước mắt trong niên vụ mía vừa qua. Không có tiền cũng khiến người nông dân nơi đây không biết lấy gì để đầu tư gối vụ và hoang mang không biết có nên tiếp tục gắn bó với cây mía.
Ông Dương Thanh Nhẫn, một hộ trồng mía sau khi thu hoạch cân bán cho Công ty Mía đường Nông Cống cho biết: gia đình tôi gắn bó với cây mía nguyên liệu đã nhiều năm. Tôi phải thuê đất của nông trường, thuê nhân công, đầu tư giống, phân bón... nhưng sau khi thu hoạch vụ mía 2018 -2019 từ tháng 4/2019 đến nay mòn mỏi chờ tiền. Chúng tôi nhiều hộ dân ở đây cũng có làm việc với bên thu mua và công ty nhưng vẫn chưa biết rằng khi nào mới lấy được tiền.
Nhiều hộ dân trồng mía xã Công Chính, huyện Nông Công (Thanh Hóa) đang lao đao vì sau khi cân bán mía niên vụ (2018 – 2019) cho Công ty CP Mía đường Nông Công, kết thúc từ 4/4/2019 nhưng vẫn không nhận được tín hiệu trả tiền.
"Không riêng gì tôi nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ nần, vì vốn liếng đầu tư hết vào cây mía, có nhiều hộ còn phải vay ngân hàng lâm vào cảnh nợ nần. Vụ mía ép 2020 cũng đã bắt đầu, người trồng mía cúng tôi đang lao đao khốn cùng. Nhiều hộ còn đã phá bỏ chuyển đổi sang cây trồng khác", ông Nhàn cho biết thêm.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, hàng trăm hộ dân thuê đất của Nông trường Yên Mỹ, nay là Công ty TNHH 2 thành viên ứng dụng Công nghệ cao Nông nghiệp và Thực phẩm sữa Yên Mỹ (gọi tắt là Công ty Yên Mỹ) để trồng mía với giá hơn 3,3 triệu đồng/ha/năm. Ngày 25/6/2018, Công ty Cổ phần Mía đường Nông Cống ký hợp đồng với 5 người đại diện là đội trưởng các đội sản xuất (đại diện cho các hộ dân trồng mía xã Công Chính) về việc trồng và thu mua mía nguyên liệu vụ ép 2018 - 2019. Sau khi vụ ép kết thúc, Công ty Cổ phần Mía đường Nông Cống sẽ thanh toán tiền cho 5 chủ hợp đồng là đại diện cho các hộ sản xuất để thanh toán cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm
[PHÁP LUẬT TUẦN QUA] Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa: Dấu hiệu "không trong sáng" trong công văn 1799
12:00, 08/12/2019
Thanh Hóa thành lập Hiệp hội gỗ và lâm sản
14:46, 29/11/2019
Thanh Hóa: Doanh nghiệp vô tư bán đất khi chưa là chủ sở hữu
13:48, 28/11/2019
Thanh Hóa loay hoay giữ nghề cói
05:00, 19/11/2019
Thế nhưng, từ sau ngày kết thúc thu hoạch mía ngày 4/4/2019 đến nay Công ty Cổ phần Mía đường Nông Cống khước từ thanh toán số tiền 2,9 tỷ đồng như hợp đồng .đã thỏa thuận, ký kết với lý do 5 người đại diện ký hợp đồng là 5 đội trưởng sản xuất của Công ty Yên Mỹ và công ty này đang nợ Công ty Cổ phần Mía đường Nông Cống 2,2 tỷ đồng. Điều đó đồng nghĩa với việc vụ mía 2018 - 2019 của người trồng mía được lấy ra để “gạt nợ” giữa 2 công ty.
Trao đổi với ông Nguyễn Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Cống cho biết: sau khi nắm được sự việc thì ngày 3/10 đại diện chính quyền huyện Nông Cống đã phối hợp cùng người dân xã Công Chính và phía hai công ty đã gặp gỡ và trao đổi. Tuy nhiên, tại buổi làm việc hai công ty vẫn không tìm được tiếng nói chung, nên hiện tại người trồng mía xã Công Chính vẫn chưa lấy được tiền.
Quan điểm của UBND huyện là người dân không nợ, do đó phải thanh toán tiền cho người dân. Được biết, đến lúc này hàng chục hộ dân trồng mía của huyện đã làm đơn “cầu cứu” gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.