Hà Tĩnh đi đầu trong việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện là một chủ trương lớn, được đánh giá như một cuộc cách mạng về cải cách hành chính.
Hà Tĩnh là địa phương có số lượng đơn vị hành chính cấp xã phải sắp xếp, sáp nhập lớn thứ 2 cả nước. Xác định đây là chủ trương đúng đắn, tỉnh Hà Tĩnh vào cuộc với quyết tâm cao, tiếp thu ý kiến từ nhân dân và xây dựng phương án sáp nhập lấy hiệu lực, hiệu quả làm cốt lõi.
Hà Tĩnh là đơn vị hành chính loại II, có 13 đơn vị hành chính cấp huyện và 262 đơn vị hành chính cấp xã. Đối chiếu quy định tại Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14, tỉnh Hà Tĩnh sẽ có thị xã Hồng Lĩnh và 63 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021.
Có thể bạn quan tâm
Xử lý nợ xấu tại Agribank huyện Nghi Lộc, Nghệ An: Cấp dưới nói rồi, lãnh đạo bảo chưa
05:20, 23/12/2019
Nghệ An: Không phát hiện thủ trưởng cơ quan bị xử lý trách nhiệm trong tham nhũng
11:05, 16/12/2019
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tham dự Lễ hội Cam Hà Tĩnh
08:31, 22/12/2019
Vụ chủ đầu tư “ém” thông tin kết quả đấu thầu ở Hà Tĩnh: Các cơ quan đang “câu giờ” cung cấp thông tin?
11:05, 19/12/2019
Hà Tĩnh: Bán đấu giá tiền tỷ, khu dân cư vẫn nhếch nhác
07:30, 19/12/2019
Theo phương án tổng thể, tổng số đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp trong năm 2019 trên địa bàn tỉnh là 80 đơn vị, đạt 127% so với số xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp, trong đó có 51/63 xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp, 19 xã liên quan và 10 xã khuyến khích. Sau khi sắp xếp, Hà Tĩnh sẽ giảm 47 xã, hình thành 33 xã mới. Có 21 xã mới bảo đảm theo quy định về quy mô, dân số và 12 xã mới chưa đảm bảo theo quy định về quy mô dân số và diện tích.
Với tinh thần khẩn trương, các địa phương tập trung cho công tác sáp nhập xã, tuy nhiên không vội vàng, “ép” tiến độ, làm đến đâu chắc đến đó, việc sát nhập đã nhận được sự đồng thuận rất lớn từ nhân dân. Qua 5 ngày lấy ý kiến cử tri (24 - 28/7/2019) tại 80 xã thực hiện việc sáp nhập, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt trên 97%. Kết quả bỏ phiếu cho thấy, trung bình trên 90% cử tri đồng ý với chủ trương sáp nhập xã, trong đó 9/80 xã có 100% cử tri đồng ý thực hiện sáp nhập, 31 xã có 99% cử tri đồng ý sáp nhập, các địa phương còn lại dao động từ 91% đến 98%, địa phương có tỷ lệ thấp nhất là 81,4%.
Trong năm 2020, Hà Tĩnh tiếp tục tập trung hoàn thành việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã và bố trí cán bộ, công chức cấp xã đảm bảo theo lộ trình quy định, có giải pháp phù hợp trong sắp xếp trụ sở, tài sản, cán bộ công chức các đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập, tránh lãng phí và mất đoàn kết nội bộ, đồng thời thực hiện tốt chính sách giải quyết cán bộ công chức lao động dôi dư; tạo đồng thuận trong nhân dân.