Hải Phòng: Doanh nghiệp vận tải khó thụ hưởng các chính sách hỗ trợ vì COVID - 19

Minh Huệ 12/05/2020 06:00

Đại dịch COVID-19 đã và đang khiến các doanh nghiệp vận tải tại Hải Phòng lâm vào hoàn cảnh khó khăn, trong khi các chính sách hỗ trợ lại không thể tiếp cận.

Ông Đặng Thế Lưỡng - Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp quận Hải An chia sẻ: Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn quận đang điêu đứng vì năm 2018- 2019 đã đầu tư hàng chục tỷ đồng mua xe container, phần lớn bằng nguồn vốn vay ngân hàng. Nếu hoạt động bình thường, doanh nghiệp có thể trang trải được. Nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nguồn thu từ sản xuất kinh doanh xuống dốc, lãi suất ngân hàng và các khoản phí thực sự khiến doanh nghiệp loay hoay mãi không thấy đường ra. Đã thế, doanh nghiệp vẫn phải lo các khoản lương để giữ chân người lao động mặc dù cho nghỉ luân phiên.

Nhiều xe taxi tại Hải Phòng

Dịch COVID -19 ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp ngành vận tải, logictic

Chia sẻ với DĐDN, ông Đặng Thế Phương, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng, ngành vận tải bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19, sản lượng sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước lại gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, về giảm lãi suất vốn vay, nhiều doanh nghiệp chỉ được giảm 0,5%, không đáng kể và không có ý nghĩa nhiều. Với những doanh nghiệp phải ngừng hoạt động thì lại càng không có tiền trả gốc, trả lãi và càng không được hưởng lợi. Còn về thuế, nhiều doanh nghiệp không có doanh thu, không phát sinh thuế nên chính sách giãn thời hạn nộp thuế chưa có tác động nhiều. Trong bối cảnh khó khăn đó, Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng cũng rất mong Chính phủ, thành phố nghiên cứu có thể giảm tiền thuê đất hàng năm cho các doanh nghiệp kho, bãi, sẽ thiết thực hơn.

Dịch COVID -19 ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp ngành vận tải, logictic

Dịch COVID -19 ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp ngành vận tải, logictic

Về giao thông, các phương tiện vận tải hiện phải chịu 2 loại phí gồm: phí bảo trì đường bộ và phí BOT, thực chất là phí chồng phí. Với mức phí bảo trì đường bộ 1,8 triệu đồng/xe/tháng, với các doanh nghiệp có nhiều phương tiện, đây là khoản chi rất lớn, là gánh nặng. Do đó, chúng tôi đề nghị được miễn giảm phí bảo trì đường bộ trong năm 2020.

Về phí BOT, hiện cũng ở mức rất cao, cần được xem xét đưa về mức hợp lý. Ngoài ra, từ ngày 1 đến cuối tháng 4, các doanh nghiệp ngừng hoạt động để thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ dù trước đó đã bỏ tiền mua vé tháng qua các trạm BOT, nếu doanh nghiệp nào nhiều xe, khoản tiền vé tháng này cũng lên tới vài trăm triệu đồng, đề nghị nên có chính sách hoàn lại một phần để doanh nghiệp đỡ thiệt thòi.

Theo ông Phương, ngoài chính sách hỗ trợ về tín dụng, các doanh nghiệp rất mong mỏi được thành phố quan tâm kiến nghị giảm tiếp một số loại phí. Ngoài ra, các ngành thành phố cần tiếp tục hướng dẫn cụ thể hơn nữa để doanh nghiệp được hưởng các chính sách theo NQ 42 của Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, ngày 10/4, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã ký văn bản chỉ đạo việc thực hiện gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4 của Chính phủ: Doanh nghiệp được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% với lãi suất 0%; Mức hỗ trợ cao nhất cho người lao động là 1,8 triệu đồng; hộ kinh doanh là 1 triệu đồng; người có công là 500 nghìn đồng…

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Phòng: Khởi công 2 tuyến đường nghìn tỷ nối với đường ven biển

    Hải Phòng: Khởi công 2 tuyến đường nghìn tỷ nối với đường ven biển

    14:46, 10/05/2020

  • Hải Phòng, chỉ số PCI và nhân sự thích

    Hải Phòng, chỉ số PCI và nhân sự thích "rải đinh"

    05:00, 10/05/2020

  • Hải Phòng: Đón doanh nghiệp đầu tư, chỉnh trang hạ tầng cơ sở

    Hải Phòng: Đón doanh nghiệp đầu tư, chỉnh trang hạ tầng cơ sở

    15:55, 08/05/2020

  • Hải Phòng dứt

    Hải Phòng dứt "cơn sốt" Giấy xác nhận và kiểm soát phương tiện vận tải

    12:47, 11/04/2020

Minh Huệ