Bắc Giang cần lấy công nghiệp làm trụ cột
Chiều 6-6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Giang về tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, tỉnh Bắc Giang có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, quân sự không chỉ trong thời chiến mà cả trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy, sau khi nghe báo cáo của tỉnh và ý kiến phát biểu của các bộ, ngành Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gợi mở, định hướng nhiều vấn đề lớn về phát triển KT-XH. Nổi bật là thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 18%/năm, năm 2019 đạt trên 12.000 tỷ đồng, vượt xa mục tiêu đề ra.
Thủ tướng đánh giá cao, biểu dương sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH những năm qua. Đồng thời nhấn mạnh đến những điểm sáng của tỉnh, với sự phát triển Bắc Giang đã đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước.
Cùng với đó, Thủ tướng cũng lưu ý Bắc Giang lựa chọn mô hình phát triển theo chiều sâu, thu hút đầu tư có chất lượng, tận dụng lợi thế vị trí địa lý, văn hóa, con người phát triển bền vững, xác định nội dung xuyên suốt. Đặc biệt, Bắc Giang cần lấy công nghiệp làm trụ cột, quan tâm hạ tầng công nghệ số, cải cách hành chính. Phát huy lợi thế sản xuất nông nghiệp để tập trung sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, quan tâm đến hạ tầng nông nghiệp.
Đối với những hạn chế cần khắc phục của Bắc Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, nhịp độ tăng trưởng còn phụ thuộc vào khu vực doanh nghiệp FDI, phát triển kinh tế phải hướng đến mục tiêu cao nhất là nâng cao thu nhập cho người dân.
Thủ tướng cũng cho rằng, mức tăng trưởng của tỉnh hiện vẫn dưới tiềm năng, đất đai, giao thông, dịch vụ logistics là những vấn đề còn nhiều bức xúc cần sớm tập trung giải quyết. Quỹ đất phát triển công nghiệp của Bắc Giang cũng còn thiếu, chưa thu hút được các dự án công nghệ cao. Mô hình dịch vụ chưa phát triển tương ứng với phát triển công nghiệp.
Về phương hướng, nhiệm vụ những tháng còn lại của năm 2020, Thủ tướng nêu rõ, phải tập trung thực hiện mục tiêu kép thành công. Đó là phát triển sản xuất kinh doanh, hoàn thành toàn diện, vượt mức kế hoạch, ngân sách Nhà nước năm 2020, đóng góp cho Tổ quốc vượt qua khó khăn một cách quyết liệt, đồng bộ và chú ý phòng chống COVID-19.
Thủ tướng hoan nghênh sự chủ động của Bắc Giang trong quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng để định hướng phát triển KT-XH. Tuy nhiên, trong phát triển KT - XH, Bắc Giang còn một số hạn chế như, tăng trưởng của tỉnh còn phụ thuộc vào doanh nghiệp vốn FDI và tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng.
Quỹ đất công nghiệp còn thiếu. Trong thu hút đầu tư vẫn ít dự án lớn. Chưa có bước đột phá trong các lĩnh vực. Sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, ít mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, kinh tế tập thể chậm phát triển. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu.
Tuy nhiên, để sẵn sàng các điều kiện đón làn sóng chuyển dịch vốn đầu tư FDI trong khu vực, nhất là sau tác động mạnh mẽ từ dịch COVID-19, tạo động lực đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện và bền vững trong giai đoạn tới, Bắc Giang đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương quan tâm, hỗ trợ một số nội dung quan trọng về phát triển công nghiệp như, đề nghị Thủ tướng đồng ý bổ sung cho tỉnh 02 Khu công nghiệp với tổng diện tích 1.380 ha vào Quy hoạch tổng thể phát triển các Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 (gồm Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Yên Sơn - Bắc Lũng, diện tích 662 ha và KCN - đô thị - dịch vụ Yên Lư, diện tích 718 ha).
Cùng với đó, Bắc Giang cũng đề nghị Thủ tướng cho phép bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia gồm, xây dựng đường dây 220kV và TBA 220kV Yên Dũng quy mô 2x250MVA, đưa máy biến áp AT1 vào vận hành năm 2022 và đưa máy biến áp AT2 vào vận hành năm 2025 để giải quyết nhu cầu trước mắt.
Có thể bạn quan tâm