PCI Lạng Sơn và những khuyến nghị để tăng tốc
Doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn đang kỳ vọng việc tiếp cận thông tin dễ dàng hơn; cải thiện các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; tiếp tục duy trì các nỗ lực cải cách TTHC và cần có trọng tâm.
Theo kết quả đánh giá của VCCI, năm 2019 tỉnh Lạng Sơn xếp thứ 50/63 tỉnh, thành với 9/10 chỉ số thành phần cải thiện về điểm số. Đáng chú ý, qua kết quả phân tích của PCI cho thấy môi trường kinh doanh của Lạng Sơn bình đẳng hơn, doanh nghiệp tin tưởng hơn vào hệ thống thiết chế pháp lý, thủ tục đăng ký doanh nghiệp cải thiện đáng kể và tiếp cận đất đai thuận lợi hơn so với trước đây.
Tuy nhiên, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang kỳ vọng vào các cơ quan quản lý nhà nước những vấn đề quan trọng như: việc tiếp cận thông tin dễ dàng hơn; cải thiện các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; tiếp tục duy trì các nỗ lực cải cách TTHC và cần có trọng tâm; tiếp tục giảm gánh nặng chi phí không chính thức cho doanh nghiệp; tạo nguồn cung lao động có kỹ năng và cần nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Hội nghị Tập huấn nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố (DDCI) tỉnh Lạng Sơn năm 2020 vừa qua do Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh tổ chức.
Ông Phạm Ngọc Thạch, Phó Trưởng Ban Pháp chế (VCCI) đã đưa ra một số khuyến nghị để Lạng Sơn cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao PCI trong thời gian tới.
Thứ nhất, xây dựng và triển khai thực chất, hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động cải thiện môi trường kinh doanh như cắt giảm gánh nặng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, giảm thiểu cơ hội phát sinh chi phí không chính thức.
Thứ hai, tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể như đất đai, bảo hiểm xã hội, thuế, xây dựng…
Thứ ba, rà soát, tối ưu hóa quy trình thủ tục hành chính (TTHC) liên ngành, đặc biệt là các thủ tục liên quan tới dự án đầu tư có sử dụng đất, liên quan tới xây dựng, môi trường.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả của trung tâm hành chính công tỉnh, tăng tối đa số TTHC đưa vào giải quyết tại trung tâm này; triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận giải quyết TTHC và tăng các thủ tục mức độ 3,4.
Thứ năm, các cơ quan chính quyền cần tăng cường công khai minh bạch thông tin, đặc biệt là đăng tải đầy đủ các quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương, các dự án đầu tư công, đấu thầu, các dự án kêu gọi đầu tư, các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư…, các quy trình, thủ tục cũng như kết quả giải quyết TTHC của các ngành, các cấp.
Thứ sáu, tiếp tục giảm thiểu gánh nặng thanh, kiểm tra doanh nghiệp theo hướng áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, sớm công khai trên website của cơ quan nhà nước danh sách các doanh nghiệp bị thanh kiểm tra theo kế hoạch cũng như kết quả thanh, kiểm tra sau khi có kết luận.
Thứ bảy, phối hợp với các Hiệp hội doanh nghiệp trong tỉnh tiến hành thường xuyên và thực chất các cuộc đối thoại doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Thứ tám, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc cải thiện chất lượng giáo dục phổ thông và giáo dục dạy nghề theo hướng chuẩn bị kỹ năng của người lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ chín, xây dựng và triển khai hiệu quả, thực chất các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, tập trung vào đối tượng doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; chủ động nghiên cứu và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp về tiếp cận thị trường, tiếp cận vốn, thông tin thị trường lao động…
Có thể bạn quan tâm
Lạng Sơn có tân Chủ tịch UBND tỉnh
17:06, 17/07/2020
Ngành Công Thương Lạng Sơn: Nhiều giải pháp kích hoạt tăng trưởng 6 tháng cuối năm
06:15, 15/07/2020
Lạng Sơn: Bình Gia phát huy thế mạnh nông nghiệp
12:14, 07/07/2020
Lạng Sơn: Bắc Sơn đồng hành cùng doanh nghiệp
14:02, 07/07/2020
Lạng Sơn: Khoanh vùng những trở ngại để cải thiện môi trường đầu tư
14:38, 28/05/2020
Lạng Sơn: DDCI với động lực cải cách và tăng trưởng kinh tế
08:36, 04/07/2020
Lạng Sơn: 7 hỗ trợ đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
05:05, 30/05/2020