Hải Phòng: Xây dựng trở thành thành phố phát triển hàng đầu châu Á
Thủ tướng Chính phủ vừa ký QĐ số 1412/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xây dựng trở thành thành phố hàng đầu châu Á.
Theo đó, Thủ tướng phê duyệt quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với phần lãnh thổ đất liền là 1.561,76km2 và không gian trên biển được xác định theo Luật Biển Việt Nam và các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cùng các văn bản liên quan.
Mục tiêu đến năm 2025, thành phố Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đạt các tiêu chí đô thị loại I; trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại và cũng là trọng điểm kinh tế biển của cả nước bao gồm trung tâm dịch vụ logistics quốc gia, trung tâm đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ biển của cả nước, trung tâm nghề cá, dịch vụ hậu cần nghề cá và tìm kiếm cứu nạn khu vực phía Bắc; Cát Bà, Đồ Sơn trở thành trung tâm du lịch quốc tế; hoàn thành việc di chuyển trung tâm hành chính thành phố sang Bắc Sông Cấm; xây dựng chính quyền đô thị với bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Đến năm 2030, Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á ; trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, trung tâm quốc tế về đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học-công nghệ với các ngành nghề hàng hải, đại dương học, kinh tế biển; cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt; hoàn thành việc chuyển đổi 50% số huyện thành đơn vị hành chính quận; chính quyền đô thị được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với yêu cầu của thành phố thông minh.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng đề ra tầm nhìn đến năm 2050, Hải Phòng trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới.
Trước đó, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Hải Phòng được định hướng trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới vào năm 2045.
Sau đó Hải Phòng đã có cuộc họp đánh giá về tình hình phát triển kinh tế của Hải Phòng sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 32-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết 45-NQ/TW đã chỉ rõ những kết quả tích cực mà Hải Phòng đạt được. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với bình quân gấp 1,68 lần mức tăng chung của cả nước. Năm 2017, quy mô kinh tế cao gấp 4,27 lần so với năm 2003. Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người đạt 3.694 USD, gấp 1,54 lần bình quân chung của cả nước, tăng 5,43 lần so với năm 2003. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa; …
Hải Phòng cũng đã khẳng định được là thành phố cảng, đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc; hệ thống cảng biển, hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh, có bước phát triển đột phá theo hướng đồng bộ, hiện đại…
Tuy nhiên, so với vị trí, tiền năng, lợi thế vốn có của thành phố cảng, đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc thì khu vực kinh tế tư nhân phát triển chưa tương xứng với yêu cầu, kinh tế tập thể phát triển chậm, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn ít dự án có công nghệ hiện đại.
Liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội còn mờ nhạt. Quy hoạch và quản lý đô thị còn bất cập. Kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ, hạ tầng giao thông, nhất là giao thông kết nối cảng biển chậm được nâng cấp. Phát triển văn hóa – xã hội, giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học – công nghệ chưa đạt được mục tiêu trở thành trung tâm vùng duyên hải Bắc bộ,…“Những hạn chế, yếu kém trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu”.
Trong NQ 45 có nếu rõ trước thực trạng phát triển đó của Hải Phòng, cùng với những nguyên nhân đã được chỉ rõ, Nghị quyết 45-NQ/TW đã đưa ra quan điểm phát triển cho Hải Phòng trong giai đoạn mới - đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, phải xây dựng Hải Phòng không chỉ là một cực phát triển quan trọng trong tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, mà còn là động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả nước.
Trong quá trình phát triển, Hải Phòng sẽ phải giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa phát triển nhanh và bền vững; giữa kế thừa và phát triển; giữa phát triển theo chiều rộng và chiều sâu, trong đó phát triển theo chiều sâu là chủ đạo. Thực hiện điều này để Hải Phòng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước, sớm trở thành thành phố công nghiệp gắn với cảng biển phát triển hiện đại, thông minh, bền vững với những mũi nhọn như kinh tế biển, chế biến, chế tạo, điện tử, dịch vụ logistics, khoa học và công nghệ biển.
Các mục tiêu phát triển của Hải Phòng trong giai đoạn mới đã được đưa ra. Cụ thể, đến năm 2025, Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đạt các tiêu chí đô thị loại I; trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại; là trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia, trung tâm đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học – công nghệ biển của cả nước, trung tâm nghề cá, dịch vụ hậu cần nghề cá và tìm kiếm cứu nạn phía Bắc; Cát Bà, Đồ Sơn cùng với Hạ Long trở thành trung tâm du lịch quốc tế. Hoàn thành việc di chuyển trung tâm hành chính thành phố sang phía bắc sông Cấm… Tại thời điểm này, tỉ trọng đóng góp vào GDP vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ là 23,7%. GRDP bình quân đầu người đạt 14.740 USD. Thu ngân sách đạt 180.000 đến 190.000 tỷ đồng,…
Đến năm 2030, Hải Phòng phát triển thành thành phố công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á; trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao; trung tâm quốc tế về đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ… Cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt. Hoàn thành việc chuyển đổi 50% số huyện thành đơn vị hành chính cấp quận… Lúc này, đóng góp của Hải Phòng vào GDP của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ tăng lên thành 28,3%; GRDP bình quân đầu người là 29.900 USD; thu ngân sách đạt từ 300.000 – 310.000 tỷ đồng.
Dài hạn hơn, tầm nhìn đến năm 2045, Hải Phòng sẽ trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới.
Những mục tiêu mà Bộ Chính trị đã đặt ra cho Hải Phòng trong giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045 có thể khẳng định là rất cao. Cụ thể, chỉ cần so sánh GRDP bình quân giữa năm 2017 – 2025 - 2030 sẽ thấy. Năm 2017, GRDP bình quân đầu người của Hải Phòng mới đạt 3.694 USD – tăng 5,43 lần so với năm 2003 (cách 15 năm), trung bình mỗi năm tăng hơn 200 USD/người/năm; nhưng từ năm 2017 - 2025 (sau 9 năm) đã phải đạt 14.740 USD, tức trung bình mỗi năm tăng hơn 1.227 USD/người/năm; và từ 2025 - 2030 (sau 6 năm) với chỉ tiêu là 29.900 USD thì mức tăng trung bình mỗi năm hơn 2.526 USD/người/năm.
Có thể bạn quan tâm
Hải Phòng: Đề xuất mở rộng cảng Lạch huyện mang tầm cỡ Quốc tế
01:15, 28/09/2020
Hải Phòng: Điều chỉnh mở rộng thêm mặt đường cho dự án hơn 2 nghìn tỷ
07:54, 25/09/2020
Hải Phòng: Đề xuất đầu tư xây 2 bến tại cảng Lạch Huyện
01:55, 24/09/2020
Hải Phòng: Tàu huấn luyện TS Hannara do Chính phủ Hàn Quốc tặng đã cập cảng Đình Vũ
00:11, 23/09/2020
Bản tin 60s Enternews ngày 22/09: Doanh nghiệp tỉ đô đầu tư vào Hải Phòng
11:45, 22/09/2020