Thừa Thiên Huế: Ba năm liền lọt nhóm Khá PCI

NGUYỄN HÀ - LÊ NAM 15/04/2021 14:21

Theo kết quả PCI năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế xếp thứ 17/63 tỉnh thành phố, tăng 03 bậc so với năm 2019; tăng 13 bậc so với năm 2018.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI; Giám đốc dự án PCI

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI; Giám đốc dự án PCI

Sáng nay (15/4), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) sẽ công bố báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2020.

Theo kết quả PCI năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế xếp thứ 17/63 tỉnh thành phố, tăng 03 bậc so với năm 2019; tăng 13 bậc so với năm 2018. Đáng chú ý, một số chỉ số thành phần tăng điểm cao như: Chi phí thời gian đạt 8,07 điểm (tăng 1,51 điểm so với năm 2019); Cạnh tranh bình đẳng đạt 7,58 điểm (tăng 0,89 điểm so với 2019); Chi phí không chính thức đạt 6,97 điểm (tăng 0,57 điểm so với năm 2019). Năm 2020 là năm thứ ba liên tiếp tỉnh Thừa Thiên Huế lọt nhóm Khá PCI.

Tuy nhiên, tỉnh có nhiều chỉ số thành phần bị giảm điểm so với các năm (Tiếp cận đất đai, tính minh bạch, đào tạo lao động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp…).

Trung tâm Hành chính công thành phố Huế góp phần quan trọng trong cải thiện môi trường kinh doanh của Thừa Thiên Huế

Trung tâm Hành chính công thành phố Huế góp phần quan trọng trong cải thiện môi trường kinh doanh của Thừa Thiên Huế.

Được biết, trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, địa phương triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Trọng tâm là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính; đảm bảo công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các đơn vị.

Cùng với đó, tỉnh đã đưa vào hoạt động Quỹ đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để xem xét hỗ trợ cho vay đầu tư vào dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh và bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh; thành lập Tổ công tác hỗ trợ các thủ tục đầu tư; trách nhiệm của Tổ công tác là làm đầu mối hỗ trợ 24/24 giờ với các nhà đầu tư của dự án trọng điểm và nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại địa bàn tỉnh, nhằm tạo môi trường thông thoáng, liên thông, một cửa hỗ trợ các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng,…để các nhà đầu tư triển khai các dự án; đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư theo hướng trọng tâm, trọng điểm nhằm kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm để đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm.

Theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, với những cách làm mới cùng với những giải pháp phù hợp hơn, hiệu quả hơn, kỳ vọng sẽ góp phần làm giảm chi phí gia nhập thị trường, tăng khả năng tiếp cận đất đai, tạo môi trường công khai minh bạch và bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp trong sản xuất, đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Qua đó, khuyến khích doanh nghiệp tăng cường các hoạt động đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất và tiếp tục thu hút nhiều hơn nữa những nhà đầu tư năng lực đến với Huế.

Có thể bạn quan tâm

  • PCI Quảng Ninh: Thực chất, hiệu quả và khẳng định vị thế!

    PCI Quảng Ninh: Thực chất, hiệu quả và khẳng định vị thế!

    13:37, 15/04/2021

  • Đà Nẵng nằm trong nhóm

    Đà Nẵng nằm trong nhóm "trung bình thấp" tại đánh giá PAPI 2020

    13:32, 15/04/2021

  • Lai Châu: Những chuyển biến rõ nét trong môi trường kinh doanh

    Lai Châu: Những chuyển biến rõ nét trong môi trường kinh doanh

    13:11, 15/04/2021

  • PCI 2020: Vẫn có những doanh nghiệp phải chịu thanh/kiểm tra 5 lần/năm

    PCI 2020: Vẫn có những doanh nghiệp phải chịu thanh/kiểm tra 5 lần/năm

    10:08, 15/04/2021

NGUYỄN HÀ - LÊ NAM