Dự án cao tốc Bắc Nam cần cơ chế cho “đất nguyên liệu”
Bộ GTVT cũng đang triển khai 11 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam với chiều dài 654 km đi qua 13 tỉnh, thành phố.
Với tổng chiều dài 652,85 km nằm rải đều ở cả ba miền Bắc - Trung – Nam, chia thành 11 gói dự án thành phần, với nhu cầu cần hơn 70 triệu khối đất đắp nền nhưng hiện nay nhiều địa phương vẫn loay hoay với vấn đề này.
Hiện nay, Bộ GTVT cũng đang triển khai 11 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam với chiều dài 654 km đi qua 13 tỉnh, thành phố. Trong đó có 8 dự án được đầu tư bằng vốn ngân sách và 3 dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP), nhiều dự án cũng đang tăng tốc tiến độ thi công để sớm hoàn thành kế hoạch đặt ra.
Đầu vào dồi dào… nhưng tắc vì “giấy phép con”
Cũng theo Bộ GTVT thì để thi công các gói dự án cao tốc Bắc – Nam, trước đó nhiều đơn vị chức năng liên quan đã tính toán về tiến độ, hướng tuyến tránh vướng GPMB phức tạp, “nhắm” nhiều địa điểm có thể lấy nguyên liệu khoáng sản làm vật liệu thông thường đạt tiêu chuẩn để phục vụ san lấp nền đường. Chính vì vậy, với đặc thù ¾ là đồi núi, vấn đề khai thác nguồn nguyên liệu khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường để phục vụ thi công các gói dự án cao tốc Bắc – Nam không thể thiếu.
Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều nhà thầu thi công thì cơ chế chưa thông thoáng, quyết liệt của một số địa phương nơi có cao tốc Bắc – Nam đi qua vẫn còn chậm, thiếu quan tâm. Ngay như tại Nghệ An, nơi có có chiều dài khoảng 87,84 km, gồm 2 dự án Nghi Sơn - Diễn Châu và Diễn Châu - Bãi Vọt hiện nay cũng đã được khởi công xây dựng nhưng nhiều nhà thầu vẫn lo thiếu nguồn nguyên liệu phục vụ san lấp. Bởi, để đón trước dự án, không ít điểm mỏ đã được các doanh nghiệp triển khai làm các bước thủ tục cần thiết theo Luật Khoáng sản nhưng khi bắt tay vào khai thác lại bị “ách” lại. Cụ thể, nhiều mỏ đất mặc dù đã được công nhận trúng đấu giá và hoàn thiện các thủ tục về thuế, phí nhưng khi bắt tay vào khai thác, tỉnh Nghệ An lại cho rằng doanh nghiệp đang thiếu giấy chứng nhận đầu tư nên phải tạm gác lại.
Ông Phạm Đình Hạnh - Giám đốc Công ty TNHH Hòa Hiệp kiêm Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nghệ An cũng là đơn vị trúng thầu thi công tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt cho rằng, việc cần thiết giảm thiểu tối đa thủ tục mỏ đất là điều cần thiết trong tình hình hiện nay. Giám đốc Công ty TNHH Hoà Hiệp cũng than rằng, ở Nghệ An để hoàn thiện thủ tục, được phép khai thác mỏ thì phải cần có gần 50 con dấu của cơ quan có thẩm quyền.
Khơi thông từ cơ chế
Ông Thái Duy Sâm, Tổng Thư ký Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam cho rằng, với đặc thù của địa hình, địa chất nước ta thì nguyên nguyên vật liệu để phục vụ san lấp đối với các dự án thi công xây dựng công trình giao thông không thiếu.
Vậy nhưng, do cơ chế chính sách và cách làm của một số địa phuơng trong thời gian qua đã khiến nhiều mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mặc dù đã cơ bản đầy đủ thủ tục nhưng bị gác lại do thiếu một số “giấy phép con”.
Và, để “đi tắt, đón đầu” triển khai các thủ tục theo quy định của Luật khoáng sản cùng các quy định liên quan, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm, đệ trình chủ trương sớm được khai thác mỏ đất phục vụ cao tốc Bắc – Nam nhưng suốt nhiều năm vẫn không thể hoàn thiện được.
“Chúng tôi không lợi dụng tiến độ thi công dự án cao tốc Bắc – Nam để lách luật nhưng việc cấp mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như hiện nay cần phải giảm bớt thủ tục không cần thiết, tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp” – đại diện một doanh nghiệp khai thác mỏ ở tỉnh Thanh Hoá cho biết.
Thực trạng và nguy cơ thiếu nguồn nguyên liệu vật liệu xây dựng thông thường phục vụ thi công các dự án cao tốc Bắc – Nam thời gian qua đã được Chỉnh phủ và các Bộ, ngành quan tâm.
Có thể bạn quan tâm