Hải Phòng đề xuất cơ chế đặc thù gì?

TRUNG THÀNH 24/08/2021 11:23

Để bứt phá “thần tốc”, Hải Phòng sẽ đề xuất thực hiện thí điểm 13 cơ chế đặc thù thuộc 4 lĩnh vực.

Thành phố Hải Phòng vừa hoàn thiện Dự thảo Đề án thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách mới, có tính đột phá, đặc thù cho phát triển thành phố Hải Phòng. Theo đó, 13 nội dung đề xuất thuộc 4 lĩnh vực sẽ được Hải Phòng đề xuất nhằm phát triển thành phố.

Các cơ chế thuộc 4 lĩnh vực, bao gồm: Cơ chế quản lý phát triển; Cơ chế quản lý đất đai; Cơ chế quản lý, quy hoạch đầu tư; Cơ chế quản lý tài chính – ngân sách nhà nước.

Hải Phòng sẽ tổ chức nghiên cứu và triển khai xây dựng Khu thương mại tự do

Hải Phòng sẽ tổ chức nghiên cứu và triển khai xây dựng Khu thương mại tự do

Trong Cơ chế quản lý phát triển, Hải Phòng sẽ tổ chức nghiên cứu và triển khai xây dựng Khu thương mại tự do tại thành phố Hải Phòng. Đề xuất này sẽ dựa trên cơ sở đánh giá, phân tích các cơ chế, chính sách, kinh nghiệm, cách làm hay ở trong nước và quốc tế, nhất là các cơ chế, chính sách đang được áp dụng tại các khu thương mại tự do thành công trên thế giới.

Đây được xem là đề xuất có tính đột phá và kỳ vọng sẽ đưa Hải Phòng phát triển “thần tốc” để cán đích mục tiêu Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Khu thương mại tự do là một trong những mô hình kinh tế được áp dụng phố biến và thành công ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, trong nước chưa có mô hình này. Hải Phòng được xem là địa phương phù hợp để thực hiện mô hình thí điểm này khi hội tụ cả 2 yếu tố tiên quyết là kết nối giao thông và “hậu phương công nghiệp” có tiềm năng to lớn hậu thuẫn.

Khu thương mại tự do sẽ giải quyết việc làm, thu hút đầu tư, tăng kim ngạch xuất khẩu, phát triển và sử dụng hiệu quả hơn lợi thế cảng biển, liên kết chặt chẽ và rộng rãi hơn với các khu vực sản xuất trong nước,…

dsgs

Hải Phòng có lợi thế kết nối giao thông và “hậu phương công nghiệp” tiềm năng to lớn hậu thuẫn

Về Cơ chế quản lý đất đai, Hải Phòng đề xuất 4 nội dung gồm:

Phân cấp thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất: HĐND thành phố Hải Phòng được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên, đất rừng phòng hộ từ 20 ha trở lên phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định;

Phân cấp thẩm quyền thu hồi đất, quyết định giao đất, cho thuê đất không qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất: UBDN thành phố Hải Phòng được thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để GPMB tạo quỹ đất sạch phục vụ đấu giá QSDĐ; Quyết định cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá QSDĐ, đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư khi thu hồi đất của tổ chức, cơ sở sản xuất kinh danh do không ccòn phù hợp quy hoạch đã được phê duyệt.

Thực hiện cơ chế, quy trình đặc thù GPMB: UBND thành phố Hải Phòng được thực hiện cơ chế, quy trình đặc thù để rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất do Chính phủ quy định.

Thực hiện cơ chế, quy trình đặc thù để cấp GCNQSDĐ: UBDN thành phố Hải Phòng được thực hiện cơ chế, quy trình đặc thù để cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất,…

dgsdgds

Hải Phòng trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới vào năm 2045

Về Cơ chế quản lý, quy hoạch đầu tư, Hải Phòng đề xuất 2 nội dung gồm:

Điều chỉnh quy hoạch: Theo đó, đối với các quy hoạch do UBND thành phố Hải Phòng tổ chức lập và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND thành phố được phê duyệt điều chình các quy hoạch này và báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện.

Chấp thuận chủ trương đầu tư: UBDN thành phố Hải Phòng được chấp thuận chủ trương đầu tư đối với Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, KCX phù hợp với quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Về lĩnh vực Cơ chế quản lý tài chính – ngân sách nhà nước, Hải Phòng đề xuất 6 nội dung, bao gồm: Tỷ lệ điều tiết ngân sách; Bổ sung có mục tiêu từ tăng thu phần điều tiết ngân sách Trung ương; Phí và lệ phí; Dự toán phân bổ ngân sách thành phố; Mức vay dự nợ của ngân sách thành phố; Sử dụng nguồn cải cách tiền lương.

Được biết, Đề án thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách mới, có tính đột phá, đặc thù cho phát triển thành phố Hải Phòng sẽ được UBND thành phố Hải Phòng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện, tổ chức thẩm định, trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua và trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa 15 vào tháng 10 tới đây.

Đề án thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách mới, có tính đột phá, đặc thù cho phát triển thành phố Hải Phòng được kỳ vọng là bệ phóng để Hải Phòng tăng tốc đến gần các mục tiêu khó khăn như trong Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị đề ra đến năm 2025: “Thành phố Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đạt các tiêu chí đô thị loại I; trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại”; Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030: Trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á; Tầm nhìn đến năm 2045: Hải Phòng trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Phòng: Đề xuất xây dựng Khu thương mại tự do để tạo sự đột phá

    Hải Phòng: Đề xuất xây dựng Khu thương mại tự do để tạo sự đột phá

    11:02, 21/08/2021

  • Hải Phòng: Khát khao đón “đại bàng” về “xây tổ”

    Hải Phòng: Khát khao đón “đại bàng” về “xây tổ”

    01:36, 16/08/2021

  • Công ty CP Cảng Hải Phòng: Kỳ vọng về cảng nước sâu

    Công ty CP Cảng Hải Phòng: Kỳ vọng về cảng nước sâu

    17:37, 13/08/2021

  • Hải Phòng: Quyết tâm không để “rớt” hạng PCI

    Hải Phòng: Quyết tâm không để “rớt” hạng PCI

    03:01, 12/08/2021

TRUNG THÀNH