Nam Định: Sắp có nhà máy sản xuất thiết bị điện gió 3.000 tỷ đồng
UBND tỉnh Nam Định đã đồng ý cho Công ty cổ phần Cơ khí Rạng Đông (thuộc Tập đoàn Xuân Thiện) xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện gió.
>>>Hỗ trợ tín dụng xanh cho ngành điện gió Việt Nam
>>>Quá “ít ỏi” dự án điện gió được vận hành thương mại
Theo đó, nhà máy có công suất sản xuất thiết bị điện gió 1.000MW/năm, mỗi cột có tua bin công suất từ 5-20MW/cột – loại lắp đặt ngoài biển, với mục tiêu sản xuất đạt tỷ lệ nội địa hoá của mỗi dự án điện gió lên đến 70%. Bên cạnh đó, Nhà máy cơ khí Rạng Đông cũng sẽ sản xuất thiết bị cơ khí công nghiệp nặng khác.
Trước đó, tháng 10/2021, Công ty cổ phần Cơ khí Rạng Đông (thuộc Tập đoàn Xuân Thiện) đã đề xuất đầu tư Dự án Nhà máy cơ khí Rạng Đông tại KCN Nam Rạng Đông (trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định).
Dự kiến nhà máy Cơ khí Rạng Đông có tổng mức đầu tư lên tới 3.000 tỷ đồng và sẽ được khởi công vào tháng 5/2022, hoàn thành trong năm 2024.
Vừa qua tại văn bản số 913/UBND-VP5 ngày 22/11/2021, UBND tỉnh Nam Định đã đồng ý chủ trương cho Công ty cổ phần Cơ khí Rạng Đông được nghiên cứu, khảo sát điện gió ngoài khơi biển Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng. Đồng thời xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện gió như công ty đã đề xuất.
Diện tích khảo sát khoảng 12.500km2. Cụ thể, ranh giới phía Bắc giáp vùng biển tỉnh Thái Bình, phía Nam giáp vùng biển tỉnh Ninh Bình, phía Tây là đường triều kiệt các huyện Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng, phía Đông trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Theo đại diện công ty, dự án đầu tư vào sản xuất thiết bị điện gió mà Xuân Thiện đang triển khai càng thể hiện sự phù hợp với định hướng phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam cũng như trên thị trường quốc tế.
Việc tập trung quy hoạch và phát triển điện gió tại các địa phương không chỉ đánh thức, khai thác tiềm năng tài nguyên gió phục vụ phát triển ngành công nghiệp năng lượng, bổ sung nguồn điện cho quốc gia, mà còn góp phần hỗ trợ cho ngành công nghiệp phát triển ổn định. Không những điều này tạo đà để nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chế tạo thiết bị công nghiệp nặng cho ngành điện gió hiện nay đang phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu từ nước ngoài 100%, mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân – đại diện doanh nghiệp cho biết.
>>Quá “ít ỏi” dự án điện gió được vận hành thương mại
>>Hàng loạt doanh nghiệp điện gió đối mặt nguy cơ phá sản, xin "đường lùi"
Được biết, CTCP Cơ khí Rạng Đông mới được thành lập vào tháng 8/2021, đăng ký hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất sắt, thép, gang với vốn điều lệ 900 tỷ đồng, thành phần cổ đông sáng lập gồm Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình (70%), ông Nguyễn Văn Thiện (20%) và ông Nguyễn Tấn Dũng (10%). Tổng giám đốc kiêm đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Huy Hoàng (SN 1978).
Đến thời điểm này, Tập đoàn Xuân Thiện đã đầu tư thành công gần 2.000MW điện năng tái tạo trên cả nước. Tại Thái Bình, ngày 17/11/2021, UBND tỉnh Thái Bình cũng đã đồng ý cho Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình được nghiên cứu, khảo sát điện gió ngoài khơi của tỉnh, với tổng diện tích dự kiến khảo sát lên tới 3.162km2, có ranh giới cụ thể phía Bắc giáp vùng biển thuộc Hải Phòng, phía Nam giáp vùng biển tỉnh Nam Định, phía Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế biển Việt Nam và phía Tây giáp với Khu kinh tế Thái Bình.
Thực tế cho thấy, việc Tập đoàn Xuân Thiện đầu tư sâu vào chuỗi cung ứng sản xuất thiết bị phục vụ lắp đặt các dự án điện gió nhằm khẳng định lợi thế cạnh tranh, bảo đảm mang lại hiệu suất cao cho các dự án phát triển điện gió, trước mắt là tại hai tỉnh Thái Bình, Nam Định và tương lai là các dự án điện gió của tập đoàn trên phạm vi cả nước.
Theo quy hoạch đến năm 2026, tỉnh Nam Định sẽ xem xét việc xây dựng 1 nhà máy phát điện gió tại xã Bạch Long, huyện Giao Thủy với công suất 30MW. Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Nam Định sẽ kêu gọi thu hút các nhà đầu tư vào nghiên cứu, khảo sát thực tế tại xã Bạch Long, huyện Giao Thủy và xã Văn Lý, huyện Hải Hậu, khi đủ điều kiện sẽ tiến hành làm thủ tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch triển khai xây dựng mỗi địa điểm 1 nhà máy điện gió với công suất mỗi nhà máy là 30MW và nâng công suất mỗi nhà máy lên 2x30MW trong giai đoạn tiếp theo. |
Có thể bạn quan tâm
THU HÚT ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Doanh nghiệp đề xuất giá FIT mới cho điện gió
16:56, 26/11/2021
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Xem xét kiến nghị liên quan đến khu vực biển Dự án Nhà máy điện gió Khu du lịch Khai Long
20:18, 09/11/2021
Nhất trí đề nghị gia hạn thời hạn áp dụng biểu giá điện gió
00:00, 07/11/2021
Nhất trí đề xuất gia hạn giá FIT điện gió
23:15, 06/11/2021