Hướng đi nào cho làng nghề mộc Xa Lang?
Chật hẹp, thiếu mặt bằng sản xuất, ô nhiễm môi trường từ bụi gỗ, mùi sơn, tiếng ồn… đang là thực trạng khiến làng nghề mộc Xa Lang xã Tân Mỹ Hà, Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Chật hẹp, thiếu mặt bằng sản xuất, ô nhiễm môi trường từ bụi gỗ, mùi sơn, tiếng ồn… đang là thực trạng khiến làng nghề mộc Xa Lang (xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, việc quy hoạch làng nghề thành vùng sản xuất tập trung vẫn đang là bài toán nan giải.
>>Hà Tĩnh: “Thảm họa” bao bì thuốc bảo vệ thực vật
Trăn trở làng nghề
Làng nghề mộc truyền thống Xa Lang (xã Tân Mỹ Hà) góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho địa phương. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở sản xuất nằm rải rác ở các thôn Tây Hà, Bắc Hà, Mỹ Yên, Tân Tiến… Với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, lại nằm trong khu dân cư nên việc sản xuất nghề mộc truyền thống đang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, vài năm trở lại đây, các sản phẩm này còn bị cạnh tranh gay gắt, khiến các cơ sở “bế tắc” trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
Theo tìm hiểu của Phóng viên DĐDN, hầu hết các cơ sở làm mộc trên địa bàn xã Tân Mỹ Hà đều tận dụng nhà ở, sân vườn, không gian sinh hoạt làm nơi sản xuất, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
Ông Phan Minh Quốc (thôn Tây Hà) cho hay: “Lâu nay làng nghề vẫn mạnh ai nấy làm, tùy theo đơn hàng lẻ của mỗi gia đình nên rất khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nếu các hộ trong làng nghề liên kết với nhau, tạo thành một chuỗi thì sẽ dễ tiêu thụ hơn bởi việc sản xuất tập trung sẽ tạo được thương hiệu cho sản phẩm của làng nghề”.
>>Hà Tĩnh tiếp tục đề xuất đóng cửa mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á
>>Hà Tĩnh: Nhiều tuyến đường “hết đát”, dân vùng núi bất an
Gian nan tìm hướng đi
Hiện Tân Mỹ Hà có hơn 20 hộ dân sản xuất nằm rải rác trong khu dân cư với quy mô nhà xưởng 50 – 500m2. Tuy nhiên, quy mô vẫn nằm ở mức hộ gia đình nên nhiều năm nay nghề mộc tại đây vẫn chưa được đầu tư bài bản.
Ông Phan Đình, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ Hà cho hay: “Làng nghề mộc truyền thống Xa Lang lâu nay vẫn hoạt động theo quy mô nhỏ lẻ. Tuy nhiên, để tập trung các hộ dân lại đang còn nhiều vấn đề khó khăn do diện tích không có, môi trường như tiếng ồn, bụi bặm không bảo đảm. Xã Tân Mỹ Hà đã xây dựng quy hoạch vùng sản xuất tập trung nhưng triển khai vẫn cần có thời gian và lộ trình cụ thể”.
Theo ông Định, khó khăn lớn nhất hiện nay là thay đổi thói quen, tư duy cho người dân từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, sang sản xuất hàng hóa tập trung. “Sắp tới, địa phương sẽ thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã để xây dựng thương hiệu làng nghề mộc Xa Lang có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu sản xuất và đầu ra ổn định hơn”, ông Định nói.
Có thể bạn quan tâm