Quảng Ninh: Công nghiệp chế biến tạo động lực tăng trưởng kinh tế

MINH HUỆ 08/01/2022 00:59

Quảng Ninh luôn coi công nghiệp chế biến, chế tạo như xương sống của nền kinh tế, là nền tảng và là động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của toàn tỉnh.

>>>Quảng Ninh: Doanh nghiệp vào guồng sản xuất ngay từ đầu năm

>>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

Quyết tâm …

Năm 2021 trong bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước có nhiều biến động do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, nhưng Quảng Ninh vẫn tăng trưởng đạt 32,19% so cùng kỳ, đóng góp 3,36% trong tốc độ tăng trưởng, chiếm tỷ trọng 11,9% trong GRDP, ngành chế biến, chế tạo đã tạo ra động lực tăng trưởng mới cho Quảng Ninh

Công nhân Công ty Cổ phần Cơ điện Cẩm Phả chế tạo thiết bị ( ảnh báo Quảng Ninh)

Công nhân Công ty Cổ phần Cơ điện Cẩm Phả chế tạo thiết bị ( ảnh báo Quảng Ninh)

Tuy nhiên, theo đánh giá của các ngành liên quan, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Quảng Ninh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trong 24 mã ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2020 thì đa số dự án có quy mô vốn nhỏ, số dự án có công nghệ tiên tiến, hàm lượng chất xám, giá trị gia tăng cao chiếm tỷ lệ còn ít, chưa phát triển đột phá công nghiệp sạch, công nghệ cao; hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số dự án đầu tư chưa cao, chưa có những doanh nghiệp công nghiệp lớn, thương hiệu mạnh tham gia sâu vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị trong nước cũng như toàn cầu. Công nghiệp chế biến, chế tạo chưa đóng vai trò động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững của tỉnh trong thời gian qua; tỷ trọng đóng góp trong GRDP và thu ngân sách địa phương còn nhỏ. Hiệu quả của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong công nghiệp chế biến, chế tạo còn thấp, phần lớn là các dự án còn thâm dụng lao động, tiêu hao nhiều năng lượng, giá trị gia tăng thấp.

>>>Quảng Ninh: Giao thông đi trước "mở đường” cho phát triển

>>>Quảng Ninh: Nhà ga trăm tỷ hay “cái chợ cóc”?

Cùng đó, phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với phát triển các khu công nghiệp bền vững theo mô hình “3 trong 1” khu công nghiệp-khu đô thị-khu dịch vụ với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại tạo môi trường làm việc và môi trường sống văn minh, hiện đại an toàn, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động và chất lượng cuộc sống cho người dân.

Đặt mục tiêu…

Quảng Ninh đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP của tỉnh đạt 15% và tăng trưởng lên 30% vào năm 2030. Tính đến hết năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Quảng Ninh ước đạt 10,28%, đứng thứ 2 so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, cao gấp nhiều lần GRDP của cả nước (GRDP 2021 cả nước ước đạt 2,5%). Trong đó, động lực tăng trưởng chính là công nghiệp chế biến, chế tạo với tốc độ tăng trưởng đạt 32,19% so cùng kỳ, đóng góp 3,36 điểm % trong tốc độ tăng trưởng, chiếm tỷ trọng 11,9% trong GRDP.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh: Trong năm 2021 tỉnh đã thu hút được 10 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, gồm 7 dự án FDI, với số vốn đầu tư đăng ký 935,025 triệu USD và 3 dự án vốn đầu tư trong nước, với số vốn đầu tư đăng ký 4.468 tỷ đồng; điều chỉnh tăng vốn cho 44 dự án thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, với số vốn đầu tư tăng thêm đạt gần 112 triệu USD. Tổng vốn đầu tư thu hút vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh trong năm 2021 đạt trên 28.700 tỷ đồng, gấp 3,59 lần so với mục tiêu đặt ra (bình quân 8.000 tỷ đồng/năm). Tổng số lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn toàn tỉnh đến nay đạt trên 35.000 lao động.

phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với phát triển các khu công nghiệp bền vững theo mô hình “3 trong 1” khu công nghiệp, khu đô thị, khu dịch vụ với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại.

Quảng Ninh phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với phát triển các khu công nghiệp bền vững theo mô hình “3 trong 1” khu công nghiệp, khu đô thị, khu dịch vụ với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại.

Hiện nay các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đã và đang được các chủ đầu tư tích cực triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Điển hình là dự án Công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam, ngay sau khi bắt đầu có mặt bằng, tháng 8/2021, chủ đầu tư đã bắt tay ngay vào khởi công xây dựng các công trình. Hiện khu vực xưởng pin, xưởng chính và kho đã cơ bản hoàn thành, dự kiến trong tháng 6/2022, dự án sẽ bắt đầu đi vào sản xuất với nhu cầu công suất điện khoảng 48.000kVA. Sau khi đi vào hoạt động, doanh thu bình quân của dự án sẽ đạt gần 1,3 tỷ USD/năm.

Theo ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện JETRO Hà Nội chia sẻ: Chúng tôi đánh giá rất cao môi trường đầu tư kinh doanh tại Quảng Ninh, bởi những phát triển vượt bậc về mọi mặt của tỉnh trong thời gian qua. Thời gian tới, đóng góp vào chiến lược phát triển của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi cũng như các nhà đầu tư khác mong muốn, Quảng Ninh sẽ có các chính sách phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tỉnh cũng có thể xem xét có thêm các chính sách thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực chế biến, chế tạo tới đầu tư tại tỉnh để làm phong phú thêm cho ngành công nghiệp này. 

Công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính của thành phố. Trong ảnh: Bốc xếp hàng hóa tại khu vực cảng của Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả.

Bốc xếp hàng hóa tại khu vực cảng của Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả (ảnh báo Quảng Ninh)

Để tiếp tục phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, trong năm 2022, Quảng Ninh dự kiến phát triển theo chiều sâu các khu kinh tế, khu công nghiệp có năng lực cạnh tranh quốc gia và quốc tế. Đồng thời, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả sử dụng đất tiết kiệm; trở thành động lực tăng trưởng, đổi mới sáng tạo, thu hút nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng gắn với tăng quy mô và chất lượng dân số. Cùng với đó là chú trọng phát triển các khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp chuyên sâu, giảm bớt khu công nghiệp tổng hợp; tăng tính liên kết giữa các khu công nghiệp, khu kinh tế của Quảng Ninh - Hải Phòng, hình thành các cụm sản xuất có quy mô lớn, tập họp các ngành liên kết, tương hỗ, phụ thuộc nhau để tạo nên những sàn phẩm công nghiệp hoàn chỉnh.

Theo ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh: Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Quảng Ninh xác định phải đạt được 3 đột phá trong phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, gồm đột phá về thu hút tổng vốn đầu tư, tốc độ giá trị gia tăng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; đột phá về tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) và thu ngân sách địa phương; đột phá về thu hút lao động chất lượng cao gắn với tăng quy mô, chất lượng dân số thông qua phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo.

Đặc biệt, Quảng Ninh chú ý đến 4 giải pháp cốt lõi là Quy hoạch mặt bằng sản xuất; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ; nguồn nhân lực sẵn có, dễ tiếp cận; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường sống an ninh, an toàn, văn minh, thân thiện.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Ninh: Doanh nghiệp vào guồng sản xuất ngay từ đầu năm

    Quảng Ninh: Doanh nghiệp vào guồng sản xuất ngay từ đầu năm

    02:16, 04/01/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

    20:28, 02/01/2022

  • Quảng Ninh xây trung tâm giao dịch “giải cứu” nông sản ùn tắc

    Quảng Ninh xây trung tâm giao dịch “giải cứu” nông sản ùn tắc

    13:02, 03/01/2022

MINH HUỆ