Quảng Ninh: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để thu hút tàu vào cảng
Năm 2021, dịch COVD - 19 bùng phát đã tác động đến hầu hết nền kinh tế, nhưng số lượng tàu cập cảng Quảng Ninh lại tăng gần 10% so với trước đây.
>>>Quảng Ninh đã gỡ được “nút thắt” để phát triển kinh tế “xanh” bền vững
>>>DDCI Quảng Ninh 2022: Nâng cao năng lực điều hành cấp cơ sở
Thúc đẩy hoạt động cảng biển phát triển
Hai năm qua đại dịch COVID-19 bùng phát trên diện rộng, khiến nhiều địa phương trong cả nước có thời điểm phải hạn chế việc di chuyển qua lại giữa các khu vực; đồng thời, triển khai nhiều biện pháp cấp bách để ngăn chặn, phòng ngừa dịch. Điều này khiến nhiều nhà máy, công xưởng phải đóng cửa, đứt gãy chuỗi cung ứng... đồng thời sản lượng hàng hóa qua cảng biển sụt giảm.
Năm 2021 các chỉ sản lượng hoàng hóa thông qua cảng biển Quảng Ninh chỉ bằng 95% năm 2020. Trong đó, riêng nhập khẩu than gần như không có, mặt hàng xăng dầu giảm mạnh. Mặc dù sản lượng hàng hóa năm 2021 giảm nhưng số lượng tàu lại tăng gần 10% (123.547 lượt tàu biển) so với trước đây.
Theo ông Nguyễn Ngọc Thành, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh, cho biết: Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, tập trung vào nâng cao chất lượng kiểm tra tàu biển đến cảng.
>>>Quảng Ninh đã gỡ được “nút thắt” để phát triển kinh tế “xanh” bền vững
Cho đến nay, hầu như không có tàu biển Việt Nam nào rời cảng biển Quảng Ninh mà bị lưu giữ ở nước ngoài bởi công tác an toàn đã được kiểm tra rất kỹ. Bên cạnh đó, chú trọng đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hàng hải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng. Những nỗ lực trên đã đưa cảng biển Quảng Ninh trở thành điểm đến an toàn của các hãng tàu biển quốc tế.
Tháo gỡ điểm nghẽn “thủ tục hành chính”
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực cảng biển, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh tập trung vào tháo gỡ điểm nghẽn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Đặc biệt là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thông qua việc khai thác cơ chế một cửa quốc gia, ứng dụng công nghệ, thực hiện ký số giấy phép điện tử cho tàu thuyền cập hoặc rời cảng, triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 đối với các thủ tục hành chính cho tàu thuyền vào, rời cảng biển. Nhờ có cơ chế chính sách thông thoáng toàn tỉnh đã đón tổng số 123.547 lượt tàu biển, tăng thêm 10% so với năm 2020.
Cụ thể, các thủ tục được khai báo trên Cổng thông tin điện tử ngay trong quá trình đến cảng, thu gọn từ "6 cửa" (hải quan, biên phòng, cảng vụ, y tế, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật) về "1 cửa" do Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh giải quyết. Thời gian giải quyết từ 6-8h trước đây xuống còn 15-30 phút; tỷ lệ giải quyết thủ tục điện tử đạt 98%, tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của doanh nghiệp. Điều này phù hợp với yêu cầu của Công ước quốc tế, được các đại lý hàng hải, hãng tàu, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hải đánh giá cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng biển Quảng Ninh.
Song song với đó, Cảng vụ đã xây dựng phương án điều hành khoa học trong bối cảnh dịch bệnh đồng thời kiện toàn bộ máy tổ chức, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chuyên môn, cá nhân chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát chéo công tác phòng dịch cũng như giải quyết khó khăn vướng mắc cho người làm thủ tục. Điều này, không chỉ góp phần rút ngắn thời gian, cắt giảm các thủ tục rườm rà đối với tàu thuyền có nhu cầu làm hàng tại các cảng của Quảng Ninh mà còn đảm bảo tàu thuyền cập hoặc rời cảng nhanh, đáp ứng các điều kiện về an toàn, an ninh hàng hải, phòng chống dịch bệnh, tăng hiệu quả khai thác tàu.
Ông Bùi Ngọc Nam, Phó Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh cho biết: Đơn vị luôn xác định đổi mới, tạo môi trường làm việc thông thoáng, nâng cao chất lượng phục vụ là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Từ đó, đã có sự thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quán triệt, triển khai các nghị quyết, chương trình hành động của Trung ương, Cục Hàng hải Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh; kiện toàn bộ máy tổ chức, đổi mới công tác quản lý và điều hành. Bên cạnh đó, chú trọng đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hàng hải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng. Đến nay, Cảng biển Quảng Ninh trở thành điểm đến an toàn của các hãng tàu biển quốc tế.
Những nỗ lực trên đã giúp hoạt động cảng biển Quảng Ninh dù chịu tác động của dịch bệnh nhưng vẫn sôi động. Năm 2021, Quảng Ninh đã đón 132.547 lượt tàu biển, bằng 110% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, có nhiều hãng tàu mới đã đến Quảng Ninh để khai thác thử nghiệm, thí điểm làm hàng container như hãng tàu MAERSK LINE - hãng tàu vận chuyển container hàng đầu thế giới. Đặc biệt, tại các cảng khu vực Móng Cái, lượng phương tiện tàu biển
Vừa qua, ngay những ngày đầu năm 2022 tàu container mang số hiệu WIDE BRAVO V.152N của hãng tàu MAERSK LINE vận chuyển 855 container đã cập Cảng container quốc tế Cái Lân (CICT). Đây là chuyến tàu container đầu tiên của hãng MAERSK LINE cập Cảng CICT Cái Lân trong năm 2022 và là chuyến tàu container thứ 5 của hãng này đến Cảng CICT Cái Lân kể từ tháng 9/2021.
Hãng tàu MAERSK LINE là công ty vận tải container quốc tế của Đan Mạch, được biết đến là một trong những công ty vận tải container lớn nhất thế giới cả về quy mô đội tàu lẫn năng lực vận chuyển hàng hoá. Năm 2021, hãng đã đưa thí điểm thành công 4 tàu container vào khai thác tuyến Cái Lân đi các nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Việc MAERSK LINE tiếp tục đưa các chuyến tàu về cảng Cái Lân khai thác thử nghiệm, làm hàng ngay trong những ngày đầu năm 2022 là tín hiệu hết sức tích cực cho phát triển kinh tế cảng biển của tỉnh.
Bằng những giải pháp cụ thể, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới, lượt phương tiện tàu biển tăng mạnh, đã cho thấy sự hấp dẫn của cảng biển Quảng Ninh.
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, đại diện công ty TNHH VTB Sao Thủy cho biết: Những dịch vụ cảng biển ngày càng hoàn thiện của Cảng vụ Quảng Ninh. Đặc biệt thủ tục hành chính cho tàu biển được cải thiện, rút ngắn thời gian chờ đợi tàu đã giúp cho quá trình làm hàng đảm bảo an toàn tuyệt đối trong công tác phòng chống dịch COVID-19, không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa thuyền viên trên tàu và các cá nhân trên bờ, không cho các phương tiện thủy nội địa cập mạn tàu nhưng vẫn đảm bảo thông quan hàng hóa nhanh chóng thuận tiện.
Có thể bạn quan tâm