Bình Phước: Hướng tới vai trò kết nối vùng

Võ Sá - Giám đốc Sở KH&ĐT Bình Phước 04/03/2022 15:49

Với nhiều thế mạnh về hạ tầng giao thông, vị trí địa lý trong vùng động lực tăng trưởng Đông Nam Bộ, Bình Phước đã và đang hướng đến vai trò kết nối vùng và các nước trong khu vực.

>>Bình Phước: Đột phá từ hạ tầng giao thông

 Lãnh đạo Bình Phước giới thiệu dự án với Đoàn đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam do ông Park Noh Wan, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam đến thăm và làm việc tại tỉnh.

Lãnh đạo Bình Phước giới thiệu dự án với Đoàn đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam do ông Park Noh Wan, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam đến thăm và làm việc tại tỉnh.

Là tỉnh có diện tích lớn nhất trong 19 tỉnh, thành phía Nam, Bình Phước có đường biên giới dài hơn 258 km, tiếp giáp Vương quốc Campuchia. Ở vị trí ngã ba Đông Dương, Bình Phước có điều kiện giao thông thuận lợi với nhiều tuyến đường huyết mạch như: Quốc lộ 13 thông suốt từ TP. HCM qua Bình Dương lên Bình Phước, đến Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Quốc lộ 14 kết nối các tỉnh Tây nguyên qua Bình Phước về TP. HCM. Tuyến ĐT741 - Tân Vạn kết nối liên thông các khu công nghiệp với cảng biển Thị Vải, Cái Mép… Đặc biệt, từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP. HCM) đến Bình Phước chỉ mất 1 giờ 30 phút…

Để tạo sự thông thương tốt nhất cho nhà đầu tư, Bình Phước đang chuẩn bị đầu tư các dự án cao tốc TP. HCM - Chơn Thành - Đắk Nông; dự án đường sắt Dĩ An - Hoa Lư; dự án quốc lộ 14C kết nối Đắk Nông với Bình Phước qua Tây Ninh, Long An và xây dựng cầu Mã Đà kết nối đi sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai). Các dự án này song song, kết nối với tuyến ĐT741, quốc lộ 13, 14 tạo mạng lưới giao thông liên hoàn, gắn kết các tỉnh, thành trong khu vực và sang Vương quốc Campuchia.

>>Bình Phước: Gần 732 ngàn cử tri tham gia "ngày hội non sông"

>>Bình Phước cải thiện 11 bậc thứ hạng chỉ số PCI năm 2020

Ngoài 13 khu công nghiệp (KCN) hiện có với tổng diện tích gần 4.700 ha, trong đó có 6 KCN đã lấp đầy 100%; 7 KCN có tỷ lệ lấp đầy bình quân 38%. Dự kiến tỉnh sẽ mở mới 4 KCN với diện tích khoảng 10.000 ha, sẵn sàng phục vụ các nhà đầu tư. Mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 2 cụm công nghiệp và đến năm 2030, Bình Phước có 40 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.600 ha. Bình Phước có hơn 600.000 ha đất tự nhiên, trong đó 2/3 sản xuất nông nghiệp và có hơn 20 loại khoáng sản được khai thác.

Đặc biệt, cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI, Bình Phước cũng cam kết: “Luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp. Chính vì vậy, thời gian qua, dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID -19, nhưng làn sóng đầu tư vào Bình Phước vẫn tiếp tục tăng mạnh. Tính đến nay, toàn tỉnh có 339 dự án FDI, với số vốn đầu tư 3 tỷ 342 triệu USD.

Với những thế mạnh rất lớn của mình, Bình Phước tiếp tục ưu tiên thu hút đầu tư vào các lĩnh vực như: phát triển hạ tầng công nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển đô thị, thương mại dịch vụ, trong đó có dịch vụ, đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực…

Có thể bạn quan tâm

  • Báo chí là lực lượng nòng cốt tuyên truyền chủ trương, chính sách phát triển của Bình Phước

    Báo chí là lực lượng nòng cốt tuyên truyền chủ trương, chính sách phát triển của Bình Phước

    12:52, 23/02/2022

  • Bình Phước tăng tốc chuyển đổi số

    Bình Phước tăng tốc chuyển đổi số

    11:15, 15/12/2021

  • Bình Phước: Phát triển nông nghiệp bền vững

    Bình Phước: Phát triển nông nghiệp bền vững

    18:15, 26/11/2021

Võ Sá - Giám đốc Sở KH&ĐT Bình Phước