Hải Dương: Bãi rác Soi Nam xử lý dứt điểm trong vòng 2 tháng
Với 5.000 tấn rác, tỉnh đang xem xét, tìm phương án tối ưu về địa điểm tập kết, xây dựng nhà xưởng tái chế, tháo gỡ khó khăn cho DN xây dựng mô hình điểm về xử lý bãi rác chôn lấp thành tài nguyên.
>>>Hàng nghìn tấn rác thải cạnh khu đô thị sang trọng bao giờ xử lý?
Đó là yêu cầu của ông Lưu Văn Bản - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, tại buổi làm việc của UBND tỉnh với một số sở, ngành, đơn vị liên quan để nghe báo cáo về việc xử lý bãi rác Soi Nam cũ.
Sau khi nghe báo cáo tiến độ về tiến độ xử lý rác thải tại bãi rác Soi Nam cũ thuộc Khu đô thị sinh thái ven sông Thái Bình, TP Hải Dương. Đặc biệt là về những hạn chế, tồn tại, khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp khắc phục, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về xử lý bãi rác này trong thời gian tới của lãnh đạo các Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Hải Dương, đại diện nhà đầu tư Khu đô thị sinh thái ven sông Thái Bình.
Phó Chủ tịch khẳng định việc xử lý bãi rác này là chưa từng có tiền lệ, một số tỉnh, thành phố lân cận cũng gặp vấn đề tương tự nhưng không xử lý được như Hải Dương. Tuy nhiên, đến nay việc xử lý bãi rác bị chậm tiến độ so với thời gian đề ra là 36 tháng do lỗi chủ quan của cả phía nhà đầu tư và các cơ quan chức năng của tỉnh là Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, UBND TP Hải Dương. Việc chậm trễ trong xử lý gây bức xúc trong dư luận và được báo chí đề cập thời gian qua.
>>>Hải Dương: Doanh nghiệp nào làm chủ đầu tư Cụm công nghiệp gần 110ha?
>>>Hải Dương sắp khởi công 5 công trình giao thông trong năm 2022
Kết luận tại buổi làm việc Phó Chủ tịch yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì phối hợp Sở Tài chính xây dựng đơn giá xử lý bãi rác. Sở Tài nguyên và Môi trường, nhà đầu tư và các cơ quan liên quan căn cứ tình hình thực tiễn, tham khảo các địa phương có việc xử lý tương đồng, bám sát hướng dẫn của Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) để đưa ra phương án khái toán tham mưu UBND tỉnh trước khi UBND tỉnh chỉ đạo việc quyết toán báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Yêu cầu việc xử lý triệt để, dọn sạch bãi rác Soi Nam cũ phải hoàn thành chậm nhất là ngày 15.5. Giao cho các cơ quan chức năng và TP Hải Dương theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, xử lý. Việc quyết toán xong trước ngày 15/6.
Theo lãnh đạo Công ty TNHH Huy Hoàng, hiện doanh nghiệp đã đề xuất 3 phương án; có Văn bản đề xuất với TP. Chính Linh được xử lý bãi chôn lấp chất thải rắn tại bãi rác Đồng Vọng, Khu Công nghiệp Cộng Hòa. Trong quá trình xử lý bãi rác này, Công ty vừa cho di dời 5.000 tấn nilon về đây để tái chế hạt nhựa. Công ty cam kết trong thời gian (từ 20 – 24 tháng) sẽ hoàn thành khối lượng nilong đang tập kết tại Khu đô thị sinh thái ven sông Thái Bình, xử lý hết bãi rác Đồng Vọng trả lại mặt bằng sạch cho Khu Công nghiệp Cộng Hòa. Phương án 2, Công ty xin thuê diện tích khoảng 10.000 m2 đất trong Khu quy hoạch xử lý chất thải Việt Hồng, huyện Thanh Hà. Phương án 3, xin thuê đất tại các Khu Công nghiệp của tỉnh Hải Dương để xây dựng Nhà máy tái chế nhựa.
Vậy 5.000 tấn nilon, túi bóng của Công ty TNHH Huy Hoàng Hải Dương thu gom được từ Bãi rác Soi Nam là nguồn tài nguyên, nguyên liệu sẽ đi về đâu? Khi chưa có được địa điểm là câu hỏi băn khoăn, rất cần chính quyền tỉnh Hải Dương nhanh chóng vào cuộc với nguyện vọng chính đáng, cấp bách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Trước đó, như báo Diễn đàn đã đưa tin, 3 năm nay khoảng 5000 tấn nilon (3.000 tấn trong hành lang đê Thái Bình và khoảng 2000 tấn trong khuôn viên công ty tấn rác thải chất tại khu đất sát chân đê Thái Bình, P. Hải Tân, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị. Đến nay chưa được xử lý dứt điểm, khiến người dân bức xúc.
Được biết, bãi rác Nam Soi giao cho Công ty TNHH Hoàng Huy Hải Dương xử lý loại bỏ hoàn toàn bãi rác khỏi vị trí hiện có, kể cả số lượng rác đã chôn lấp. Theo tính toán của Công ty TNHH Hoàng Huy Hải Dương, số rác thải cần xử lý di chuyển là khoảng 294.000 m3. Sau nhiều năm tiến hành xử lý, hiện vẫn còn hàng nghìn tấn rác (chủ yếu là ni-lông) được đóng thành từng khối hình vuông vẫn chưa được di chuyển khỏi khu vực này.
Có thể bạn quan tâm