Thái Bình: Thương mại điện tử con đường để nông sản vượt qua đại dịch

MINH HUỆ 01/04/2022 00:42

Cùng với kênh phân phối truyền thống, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp Thái Bình nỗ lực đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử.

>>>Tập đoàn TH động thổ Nhà máy Chế biến thực phẩm sạch Thái Bình

>>>Thái Bình: Doanh nghiệp phát động thi đua sản xuất kinh doanh năm 2022

Một trong những giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, thúc đẩy tiêu thụ nông sản của ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát là đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử (TMĐT).

Lãnh đạo tỉnh Thái Bình kiểm tra sản phẩm OCOP của tỉnh

Lãnh đạo tỉnh Thái Bình kiểm tra sản phẩm OCOP của tỉnh

Đưa kế hoạch cụ thể…

 Với việc thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Thái Bình đã và đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa với quy mô, trình độ và hiệu quả cao.

Thời gian qua, Thái Bình đã quy hoạch sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng, thời vụ hợp lý, phát triển sản xuất hàng hóa; tổ chức chặt chẽ công tác quản lý chất lượng, đảm bảo an toàn nông lâm, thủy sản. Đây là một trong các nội dung được nêu tại Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình vừa được UBND tỉnh ban hành. Điều này không chỉ giải bài toán tiêu thụ trước mắt mà còn giúp nông dân chủ động sử dụng công nghệ, từng bước chuyển đổi số trong sản xuất và kinh doanh nông sản bền vững.

Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử là giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp sạch

Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử là giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp sạch

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình: Kế hoạch nhằm hỗ trợ đưa các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ chức hợp tác (hộ SXNN) trên địa bàn tỉnh Thái Bình đăng ký tham gia các sàn TMĐT để kết nối, quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế; hỗ trợ hộ SXNN đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên các sàn TMĐT; thúc đẩy tiêu thụ nhanh, góp phần tránh ùn ứ nông sản khi cao điểm thu hoạch, giúp người dân giữ giá nông sản, tránh phụ thuộc vào thương lái, trung gian…

>>>Thái Bình: Quyết tâm cùng với cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Đối tượng tham gia gồm các hộ SXNN đủ điều kiện tham gia giao dịch mua, bán trên sàn TMĐT để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. Các sàn TMĐT gồm: sàn postmart.vn – Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và sàn voso.vn – Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel; các cơ quan quàn lý như Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đơn vị có liên quan.

Trước đó, ngành nông nghiệp đã phối hợp với các huyện, các xã thực hiện mô hình và đơn vị tư vấn xây dựng bao bì, nhãn mác; xây dựng nhãn hiệu và thương hiệu nông sản, trang điện tử, chứng nhận chất lượng và truy xuất nguồn gốc; xây dựng cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại địa phương. Các sản phẩm như: gạo Làng Keo, gạo Chợ Gốc, gạo Làng Giắng, gạo Thơm 14/10… đã đủ các điều kiện để tham gia trên các sàn TMĐT của Việt Nam và quốc tế.

Theo đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời chi nhánh Thái Bình cho biết: Công ty đã thông tin tới các HTX tham gia mô hình về cách thức tổ chức chuỗi liên kết của Tập đoàn trong sản xuất lúa bền vững, bảo đảm các tiêu chí xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Mỹ… cũng như định hướng của Tập đoàn trong mở rộng liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo an toàn tại Thái Bình.

Được biết, Bưu điện Thái Bình cũng đã hướng dẫn các HTX tham gia sàn thương mại điện tử Postmark: đăng ký tài khoản, thanh toán điện tử và các tác nghiệp đưa sản phẩm lên sàn; xây dựng quy trình đóng gói - kết nối - giao nhận trong quá trình kết nối mua bán trên sàn; kiểm tra, giám sát việc bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm các sản phẩm nông nghiệp đưa lên sàn giao dịch Postmark…

Tỉnh Thái Bình hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thiện điều kiện sản xuất và hồ sơ cần thiết để tham gia xuất khẩu chính ngạch…

Tỉnh Thái Bình hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thiện điều kiện sản xuất và hồ sơ cần thiết để tham gia xuất khẩu chính ngạch…

Thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 và những biến động của thị trường đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ nông sản, đẩy mạnh sản xuất. Một trong những giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, thúc đẩy tiêu thụ nông sản của ngành nông nghiệp là đưa sản phẩm lên sàn TMĐT. Đây không chỉ là kênh tiêu thụ nông sản hiệu quả trong mùa dịch, mà còn giúp hàng triệu hộ nông dân mở rộng tiếp cận người tiêu dùng trên cả nước.

Theo anh Vũ Văn Nguyện – HTX tại Kiến Xương – Thái Bình: HTX  đã chuyển đổi phương thức bán hàng. Thay vì trực tiếp mang sản phẩm đến đại lý để chào hàng thì anh Nguyện đã đăng tải hình ảnh về sản phẩm của cơ sở lên sàn TMĐT. Sự thay đổi này đã mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của cơ sở.

Được biết hiện nay không chỉ thời điểm dịch bệnh mà trước đó không ít doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX đã chủ động tìm đến các sàn TMĐT để đăng ký. Nhờ đó, nhiều đơn vị đã tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình, tiếp cận với các kênh phân phối lớn. 

Theo bà Nguyễn Thị Nga - Phó giám đốc Sở Nông Nghiệp và PTNT Thái Bình cho biết: “Người nông dân tự bán hàng, tự lưu lại hình ảnh sản xuất quảng bá, tiếp cận bán hàng qua không gian mạng, giúp bà con nông dân Thái Bình tiêu thụ được sản lượng lớn, là hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến sâu và tự bán hàng hiện nay.”

Được biết, dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng theo đánh giá của ngành chức năng, hiện nay việc tham gia các sàn TMĐT của các doanh nghiệp, đặc biệt các hộ nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bởi đây là phương thức tiêu thụ khá mới mẻ với nông dân. Mặt khác phần đông nông dân vẫn duy trì hoạt động sản xuất, tiêu thụ theo tập quán cũ, thụ động trong việc tiếp cận các kênh phân phối hiện đại. Chưa kể khi người sản xuất tiếp cận được các phương thức giao dịch hiện đại nhưng số lượng sản phẩm ít, chất lượng chưa đồng đều, đóng gói, bảo quản còn hạn chế cũng khó để lên sàn.

Hướng dẫn khách hàng truy cập vào sàn TMĐT xem thông tin các sản phẩm

Hướng dẫn khách hàng truy cập vào sàn TMĐT xem thông tin các sản phẩm

Ông Hà Thái Bảo - Phó tổng giám đốc công ty VNPT- IT chia sẻ: Các sàn TMĐT rất phổ biến, đóng vai trò kết nối giữa người nông dân với người tiêu dùng, người nông dân dễ dàng đăng sản phẩm lên kết hợp với giải pháp Vietgrap để xác thực quá trình canh tác người dân và người tiêu dùng tin tưởng mua hàng.

Với ưu điểm là tiếp cận khách hàng không giới hạn, sàn TMĐT sẽ giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh sẽ nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, nắm bắt xu hướng thương mại mới để phát triển ổn định, gia tăng hiệu quả đầu tư, góp phần sớm phục hồi kinh tế, duy trì đà phát triển, thích ứng với trạng thái bình thường mới.

TMĐT đang được kỳ vọng sẽ trở thành kênh chiến lược để phát triển thị trường nông sản. Đây cũng là phương thuốc hóa giải lời nguyền được mùa mất giá và đưa nông sản Thái Bình vươn xa.

Có thể bạn quan tâm

  • Thái Bình: Nhà máy xử lý nước thải khánh thành xong

    Thái Bình: Nhà máy xử lý nước thải khánh thành xong "đắp chiếu"

    17:00, 29/03/2022

  • TH và “mối lương duyên” với tỉnh Thái Bình

    TH và “mối lương duyên” với tỉnh Thái Bình

    20:24, 23/02/2022

  • Thái Bình khởi công, động thổ liên tiếp 5 dự án

    Thái Bình khởi công, động thổ liên tiếp 5 dự án

    14:07, 18/02/2022

MINH HUỆ