Phát triển logistics miền Trung (Bài 1): Nhận diện khó khăn

TUẤN VỸ 30/07/2022 10:19

Với mạng lưới trung tâm logistics khá dày, song các địa phương tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vẫn chưa thực sự liên kết với nhau để cùng hợp tác phát triển lĩnh vực này như kỳ vọng.

>>Quảng Nam: Doanh nghiệp tìm "bệ đỡ" phát triển du lịch xanh

Hiện tại, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) có 4 sân bay, 4 khu kinh tế ven biển, có chiều dài đường bờ biển khoảng 600 km, là cửa ngõ ra biển, là bệ đỡ, cầu nối trong giao lưu kinh tế, văn hóa với quốc tế cho các tỉnh Tây Nguyên, kết nối tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây.

Chưa phát huy được tiềm năng

Vùng KTTĐMT có hệ thống cảng biển, cảng hàng không khá dày đặc với nhiều cảng biển quan trọng, hình thành con đường huyết mạch trên biển thông thương ra thế giới. Đây được xem là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành logistics, góp phần đưa kinh tế - xã hội phát triển xứng với tiềm năng.

Tuy nhiên liên kết phát triển hạ tầng giao thông trong vùng phục vụ cho phát triển logistics vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế. Đầu tiên, nguồn hàng xuất khẩu trong vùng chưa đủ lớn để phát triển mạnh dịch vụ logistics trong khi mật độ cảng biển, hàng không của vùng dày đặc. Điều này không chỉ dẫn đến tình trạng nguồn hàng bị phân tán mà còn gây ra sự lãng phí về nguồn lực và nguồn vốn đầu tư.

Hiện tại,

Một trong những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là các địa phương hiện chưa có các chính sách cụ thể cho phát triển dịch vụ logistics mà chủ yếu được lồng ghép trong các chương trình, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực. 

Đồng thời, trong vùng hiện chưa được đầu tư một cảng biển xứng tầm để vùng trở thành trung logistics của toàn vùng miền Trung và Tây Nguyên, công suất đủ mạnh đón tàu tải lớn vận chuyển hàng container đến trực tiếp các nước trên thế giới. Các cơ sở hạ tầng hậu cảng biển và cảng hàng không chưa được đầu tư hiện đạt các tiêu chuẩn quốc tế để tăng cường năng lực khai thác phát triển logistics.  

Theo TS. Phan Thị Sông Thương, Viện khoa học xã hội Trung Bộ, một trong những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là các địa phương hiện chưa có các chính sách cụ thể cho phát triển dịch vụ logistics mà chủ yếu được lồng ghép trong các chương trình, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực của địa phương. Đồng thời, công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực logistics còn gặp nhiều khó khăn và chồng chéo khi hiện nay đang được theo dõi bởi nhiều đơn vị như Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cảng vụ Hàng hải, cảng vụ Hàng không v.v...

“Do vậy, việc liên kết trong xây dựng quy hoạch và chính sách phát triển dịch vụ logistics gặp nhiều khó khăn và hạn chế không chỉ ở quy mô toàn vùng mà ở ngay cả trong từng địa phương thuộc vùng. Hiện nay, hoạt động liên kết trong xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển dịch vụ logistics giữa các địa phương vùng KTTĐMT hầu như chưa được triển khai. Nguyên nhân chính là chưa có cơ chế mang tính ràng buộc giữa các địa phương trong việc thực hiện liên kết phát triển nói chung và liên kết phát triển dịch vụ logistics nói riêng” TS. Thương cho hay.

Để nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển của tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐMT, TS. Phan Thị Sông Thương cho rằng Bộ Giao thông vận tải cần quy hoạch dựng tuyến hành lang vận tải dọc theo các địa phương kết nối với Tây Nguyên và hành lang kinh tế Đông - Tây. Với quy hoạch này, ngành logistics của vùng KTTĐMT thể phần nào quyết bài toán về “chân hàng” khi thu hút được nguồn hàng hóa được các khu vực Tây Nguyên, Lào....

Thiếu doanh nghiệp cung ứng dịch vụ

Hiện tại, số lượng các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logictics trong vùng tương đối ít, quy mô và chức năng còn hạn chế. Theo quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vùng miền Trung và Tây Nguyên sẽ hình thành và phát triển 06 Trung tâm logistics hạng I, hạng II và 01 Trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại địa bàn các vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế.

Mặc dù các địa phương đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện quy hoạch nhằm khớp nối quy hoạch với các tỉnh, thành phố vùng duyên hải miền Trung, trong đó chú trọng quy hoạch ngành, khu kinh tế, dịch vụ ven biển. Thế nhưng, kinh tế biển của vùng nói chung còn khá mờ nhạt, chủ yếu dựa vào du lịch và vận tải đường biển chứ chưa phát triển xứng tầm về công nghiệp biển, logistics.

Do đó, các địa phương cần chú trọng hơn nữa trong công tác kêu gọi đầu tư hạ tầng, dịch vụ phụ trợ ngành logistics. Trong đó, ưu tiên đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trọn gói, phù hợp với tiêu chí phát triển ngành logistics có tầm nhìn xa, rộng.

Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông phục cho phát triển vụ logistics vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế.

Là một doanh nghiệp đang đầu tư logistics tại tỉnh Quảng Nam, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ô tô Trường Hải cho hay tỉnh Quảng Nam cần tiếp tục phát triển mạnh mẽ lĩnh vực logistics để phát triển kinh tế chung. Theo ông Dương, việc Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư cảng Chu Lai theo hình thức PPP chính là một ưu thế lớn mà ít địa phương có được.

Từ việc phát triển đồng bộ công nghiệp với logistics, Quảng Nam sẽ trở thành vùng sản xuất của khu vực, từ đó thu hút thêm nhiều nhà đầu tư đến với địa phương, góp phần vào việc đưa kinh tế địa phương phát triển ngang tâm với các thành phố lớn trên cả nước và khu vực”, ông Dương nói.

Theo ý kiến chuyên gia, trước hết cần hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động logistics để tăng cường sự kết nối liên hoàn trong chuỗi phân phối toàn vùng. Đồng thời, cải thiện cơ sở hạ tầng theo hướng tăng cường sự kết nối giữa các địa phương vùng KTTĐMT cũng như kết nối giữa vùng với các vùng khác, khu vực và thế giới.

Có thể bạn quan tâm

  • Đà Nẵng sẽ định hình phát triển logictics như thế nào?

    Đà Nẵng sẽ định hình phát triển logictics như thế nào?

    01:00, 01/07/2022

  • Đà Nẵng chú trọng đầu tư hạ tầng logictics

    Đà Nẵng chú trọng đầu tư hạ tầng logictics

    18:00, 30/06/2022

  • Cần chiến lược tổng thể cho logictics Việt Nam

    Cần chiến lược tổng thể cho logictics Việt Nam

    11:00, 08/01/2021

TUẤN VỸ