Làng xử lý rác nhưng lại tạo ra rác
Làng nghề tái chế phế liệu Tràng Minh (quận Kiến An, Hải Phòng) đang tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, làm thay đổi bộ mặt kinh tế địa phương.
Nhưng chính nghề này lại đang gây ra những hậu quả không lường về môi trường.
>>Hải Phòng: Làng “phế liệu” phường Tràng Minh bao giờ xử lý ô nhiễm môi trường?
Theo báo cáo của UBND phường Tràng Minh, trên địa bàn phường có 102 hộ kinh doanh phế liệu. Trung bình mỗi cơ sở tạo việc làm ổn định cho khoảng từ 4-5 lao động thường xuyên và 8-10 lao động thời vụ. Cùng với sự mở rộng, phát triển ngành nghề này, môi trường ngày càng bị ảnh hưởng, xuống cấp nghiêm trọng.
Càng tái chế càng ô nhiễm
Ông Vũ Văn Tiến – Chủ tịch UBND phường Tràng Minh cho biết, hiện nay trên địa bàn phường Tràng Minh bị ô nhiễm bởi 2 vấn đề. Đó là, ô nhiễm môi trường nước (nước mặt, nước ngầm) bắt nguồn từ việc xả thải của 102 hộ kinh doanh phế liệu, 2 công ty cơ khí và 2 bệnh viện lớn. Hai là ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn từ việc nấu tạo hạt nhựa, đốt rác không có quy trình xử lý, làm hoàn toàn bằng thủ công.
Được biết, quy trình phân loại, xử lý tái chế phế liệu sau khi thu mua của các hộ dân được thực hiện ngay trong khuôn viên của các hộ và hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Phế liệu được người dân phân loại bằng tay, đối với vỏ bao bì khổ lớn bằng nhựa thì tổ chức “giặt” tay trước khi đưa vào máy xay. Đối với chai lọ thì xay nhỏ trước khi đưa vào làm sạch tại các bể nước. Còn lại những phế liệu dư thừa, không thể sử dụng, không thể tái chế được nữa thì đem đi đốt.
Ông Bùi Văn Xuân – Tổ dân phố Kiến Thiết cho biết: “chúng tôi đã nhiều lần đề nghị chính quyền địa phương xem xét và có các giải pháp dứt điểm, nghiên cứu di dời các hộ kinh doanh phế liệu hoặc các nguồn gây ô nhiễm ở khu dân cư. Nhưng mấy chục năm nay làng nghề này vẫn tồn tại, thậm chí còn ngày càng mở rộng, tăng số lượng các hộ thu gom, tái chế. Không biết chúng tôi phải sống trong cảnh này đến bao giờ nữa”.
>>Hải Phòng: Tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm về khai thác thủy sản IUU
Cách nào cứu môi trường?
Theo UBND phường Tràng Minh, từ năm 2016-2021, UBND đã kiểm tra, xử lý việc tập kết rác thải, đốt đồng, phân kim, nấu nhựa tạo hạt. Kết quả đã xử phạt 9 hộ dân tại khu vực Cấp Tiến 2, dừng hoạt động 2 hộ. Công an phường đã xử lý và thu giữ nhiều xe bàn, xe ô tô đổ rác từ đó làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ dân đốt nhựa lấy đồng, đốt rác thải và vất rác bừa bãi tại bãi sông, mương trại lợn, chân núi… Các đối tượng đốt trộm vì vậy việc xử lý gặp nhiều khó khăn.
Ông Vũ Văn Tiến – Chủ tịch UBND phường Tràng Minh cho biết, trước mắt, phường đã thành lập tổ công tác đi kiểm tra và xử lý các trường hợp cố tình vi phạm; lắp đặt các biển báo cấm đổ rác cùng mức phạt nặng để răn đe người dân. Hệ thống camera an ninh cũng được bổ sung để ghi lại hình ảnh các đối tượng đổ, đốt trộm rác thải, trực tiếp giao công an phường phụ trách. Về lâu dài, địa phương có chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường, giai đoạn đầu từ 2021-2025, giai đoạn 2 từ năm 2025-2030 tiến tới xoá bỏ làng nghề tự phát này.
Tuy nhiên, thẩm quyền và hiệu lực ban hành các quyết định xử lý ô nhiễm cấp phường cũng hạn chế, nên tình trạng ô nhiệm cải thiệ không nhiều.
“Chính quyền và nhân dân phường Tràng Minh rất mong trong tương lai TP sẽ quy hoạch, xây dựng một bãi tập kết, tái chế rác thải riêng cách xa khu dân cư đạt đủ các điều kiện về môi trường mà vẫn tạo được công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân phường Tràng Minh”, ông Tiến nói.
Có thể bạn quan tâm
Nam Định: Khi nào Dự án xử lý rác thải tại xã Mỹ Thành được... khởi công?
00:02, 07/11/2022
Ứng dụng công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt: Vướng mắc ở đâu?
11:07, 14/10/2022
Loay hoay xử lý rác thải trên lòng hồ thuỷ điện ở Nghệ An
02:30, 19/10/2022
Có thể bạn quan tâm