Hàng năm, lượng rác thải gồm cây gỗ tạp, cây họ tre nứa…từ thượng nguồn sông, suối đổ về trên, tồn đọng, ùn ứ trên khu vực hồ chứa thuỷ điện ở Nghệ An nhưng các đơn vị vẫn đang loay hoay xử lý.
>>Ứng dụng công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt: Vướng mắc ở đâu?
Người dân địa phương cho biết, với lượng rác thải lâu ngày không xử lý sẽ gây phân hủy, tác động trực tiếp đến môi trường sống vì lo sợ nguồn nước không đảm bảo…
Rác thải “ken dày” lòng hồ thuỷ điện
Liên tục trong những năm gần đây, khi các thuỷ điện như Bản Vẽ, Khe Bố tích nước, ngăn dòng cũng là lúc nỗi lo về rác thải “thập cẩm” ứ đọng trên lưu vực các lòng hồ trở thành nỗi ám ảnh cho người dân vào mùa mưa lũ.
Đây cũng là vấn đề chung đang tồn tại ở lưu vực các lòng hồ thuỷ điện tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua. Tuy nhiên, vấn đề này không được xử lý dứt điểm, liên tục tái diễn và trở thành “điệp khúc” hàng năm tại nhiều hồ thuỷ điện ở Nghệ An.
Đáng quan tâm, cùng với lượng rác ở trên lưu vực lòng hồ thuỷ điện Bản Vẽ thì thuỷ điện Khe Bố hiện vẫn còn khối lượng lớn rác thải ứ đọng chưa được xử lý triệt để. Thực trạng này không chỉ gây nguy hiểm trong lưu thông đường thuỷ mà còn khiến môi trường nguồn nước sông Cả có nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng.
>>Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều doanh nghiệp xử lý rác thải gây ô nhiễm môi trường
Riêng tại thuỷ điện Khe Bố, theo đại diện UBND xã Tam Đình cho biết, tình trạng ô nhiễm môi trường lòng hồ đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân sinh sống tại các bản Đình Hương, Đình Thắng, Đình Tiến, Đình Phong.
Thời gian qua, người dân có phản ánh, kiến nghị lên HĐND và UBND huyện nhưng đến nay dù nhiều văn bản đốc thúc xử lý đã được phát đi nhưng phía nhà máy thuỷ điện Khe Bố vẫn “án binh bất động”?!.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Phùng Hùng, Trưởng phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Tương Dương cho biết, hiện tượng rác thải tích tụ về khu vực lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ và Khe Bố sau mỗi mùa mưa bão rác từ thượng nguồn trôi về rất lớn.
Người dân sống bất an
Hàng năm, do ảnh hưởng của bão lũ nên lượng rác thải gồm cây gỗ tạp, cây họ tre nứa…từ thượng nguồn sông, suối đổ về trên, tồn đọng, ùn ứ trên khu vực hồ chứa lòng hồ thuỷ điện Bản Vẽ, thuỷ điện Khe Bố…với khối lượng khá lớn. Tình trạng này đã tác động không nhỏ tới nguồn nước sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản của người dân.
Còn nhớ, vào ngày 13/8/2018 (sau đợt lũ tháng 7/2018), Sở TN&MT Nghệ An đã có văn bản 4680/STNMT-BVMT về việc kiểm tra xử lý ô nhiễm môi trường vùng đầu nguồn lòng hồ thủy điện Bản Vẽ. kiến nghị UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu Công ty CP thủy điện Bản Vẽ phải thực hiện thu dọn sinh khối thực vật khu vực lòng hồ và các biện pháp công trình bảo vệ môi trường.
>>Nghệ An: Những “bãi rác nổi” trên lòng hồ thuỷ điện
Vào ngày 04/9/2021, UBND tỉnh Nghệ An có văn bản số 6513/UBND-CN yêu cầu các chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện nghiêm túc, khẩn trương trai khai thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại công văn Công văn số 854/UBND-NN ngày 20/02/2020 của UBND tỉnh về việc thu dọn rác lòng hồ thủy điện.
Tiếp đến, vào ngày 10/9/2021, Sở TNMT tỉnh Nghệ An cũng có văn bản đề nghị nhà máy thủy điện Khe Bố và một số nhà máy khác trên địa bàn huyện Tương Dương như Bản Ang, Xóong Con, Nậm Nơn phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, đánh giá hiện trạng rác trôi nổi trong toàn bộ khu vực lòng hồ.
Thời gian qua, UBND huyện Tương Dương đã công văn gửi UBND tỉnh, Sở Tài nguyên Môi trường Nghệ An đề nghị các nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ và Thủy điện Khe Bố thu dọn, vệ sinh rác thải lòng hồ.
Vậy nhưng, hiện mới chỉ có nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ là có triển khai thực hiện nhưng chưa thực hiện một cách triệt để. Đây là công trình này có hơn 5 nghìn ha mặt nước, với dung tích 1,83 tỷ m3 nước trên địa phận thuộc địa phận 04 xã của huyện Tương Dương gồm: Hữu Khuông, Mai Sơn và Nhôn Mai, Yên Na.
Riêng trong năm 2020, Công ty Thủy điện Bản Vẽ đã thuê các đơn vị thu gom rác chuyên nghiệp thu gom hơn 9 nghìn m3 rác, năm 2021 thu gom 2 nghìn m3 rác thải các loại.
Được biết, trước tình trạng rác thải ứu đọng trên lưu vực lòng hồ, Công ty thuỷ điện Bản Vẽ sẽ xây dựng hồ sơ mời thầu để lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng thu gom rác và dự kiến triển khai thực hiện vào cuối tháng 11/2022.
Vậy nhưng, vấn đề người dân địa phương hiện nay đang lo lắng là liệu tình trạng rác thải có tiếp tục tái diễn trong thời gian tới và nguồn nước trên sông Cả có bị ô nhiễm nếu không có giải pháp đồng bộ, kịp thời?
Có thể bạn quan tâm
Nghệ An xử lý doanh nghiệp buôn lậu xăng dầu khủng
00:30, 13/10/2022
Nghệ An: Người dân sống “nơm nớp” bên mỏ đá tại bản Kim Đa
00:06, 10/10/2022
Nghệ An: "Cửa" nào để cán bộ "rút ruột" ngân sách trước khi bị bắt?
00:30, 09/10/2022
Nghệ An “thông dòng chảy” đón nguồn vốn FDI
00:38, 06/10/2022
Nghệ An: Mua đất dự án nhưng…không có đường
03:30, 05/10/2022