Nam Định: Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp sản xuất cuối năm

MINH HUỆ 05/12/2022 00:00

Theo Cục Thống kê tỉnh Nam Định, trong quý III/2022 có 60,31% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh tốt lên. 27,48% số doanh nghiệp giữ ổn định và 12,21% số doanh nghiệp khó khăn.

>>>Nam Định: Đưa khoa học và công nghệ để phát triển kinh tế biển

Từ khó khăn đã vượt qua…

Theo lãnh đạo Sở Công thương Nam Đinh, 11 tháng năm 2022 với giá nhiều loại hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu trên thế giới tăng đã tạo áp lực rất lớn đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp. Cụ thể nhất là giá xăng dầu tăng đã tác động làm tăng giá thành sản phẩm hàng hóa và dịch vụ gây áp lực lên hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó đã có những tác động làm chậm sự phục hồi của nền kinh tế. Trước nhưng thức thách đó, Sở Công Thương Nam Định đã kịp thời tham mưu cho UBND Tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển.

Cùng với nỗ lực chung của cộng đồng doanh nghiệp, kết quả sản xuất công nghiệp và thương mại trong quý III-2022, có 60,31% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh tốt lên; 27,48% số doanh nghiệp giữ ổn định và 12,21% số doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn so với quý II-2022.

Hỗ trợ kích cầu tiêu dùng các tháng cuối năm (ảnh báo Nam Định)

Hỗ trợ kích cầu tiêu dùng các tháng cuối năm (ảnh báo Nam Định)

Dự kiến quý IV-2022, có 62,60% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh tốt lên; 24,43% giữ ổn định và 12,98% khó khăn hơn so với quý III. Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lạc quan nhất với 92,31% dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý IV tốt hơn và giữ ổn định so với quý III; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài Nhà nước lần lượt là 71,43% và 87,39%. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo trong quý IV đều có xu hướng tốt hơn quý III.

Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, ngành Ngân hàng tỉnh Nam Định nỗ lực đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đến nay đã có rất nhiều doanh nghiệp được tháo gỡ khó khăn về tín dụng để tiếp tục ổn định sản xuất kinh doanh, góp phần thay đổi bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, trong các quan hệ giao dịch với doanh nghiệp, các ngân hàng đã cải tiến đổi mới để doanh nghiệp thuận lợi và tiết kiệm chi phí trong sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, có điều kiện tiếp cận nguồn vốn đồng thời giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ… giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì và phát triển.

…đến hỗ trợ kích cầu tiêu dùng

Được biết ngân hàng nhà nước (NHNN) tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn vừa thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khách hàng vay vốn vừa triển khai thực hiện việc mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả để cung ứng vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu. Thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN Việt Nam, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh, NHNN Chi nhánh tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai chương trình Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp. Đồng thời chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn chủ động tìm kiếm khách hàng, tiếp cận và thẩm định theo quy định để tham gia chương trình.  

Theo ông Nguyễn Việt Quang – Đại diện Công ty TNHH Quang Phát, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa như chúng tôi đều có nhu cầu vay vốn. Mặc dù trong hai tháng gần đây áp lực lãi suất huy động tăng và hạn mức trần cho tăng trưởng tín dụng đã khiến nhiều chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM) thận trọng hơn trong việc sàng lọc khách hàng khi cho vay.

Tuy nhiên theo ông Quang, để bứt tốc cho sản xuất kinh doanh cuối năm, bên cạnh sự nỗ lực của ngành ngân hàng đòi hỏi bản thân mỗi doanh nghiệp phải cơ cấu lại hoạt động của mình, nâng cao khả năng tài chính, khả năng cạnh tranh… Đồng thời, cần có sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các giải pháp về tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ.

Sản xuất hoa quả sấy tại Công ty TNHH một thành viên Minh Dương, Cụm công nghiệp An Xá (ảnh báo Nam Định)

Sản xuất hoa quả sấy tại Công ty TNHH một thành viên Minh Dương, Cụm công nghiệp An Xá (ảnh báo Nam Định)

Theo tìm hiểu PV, từ đầu quý IV-2022, hàng loạt các NHTM như HDBank, SeABank, ACB, BIDV, MB cũng đã tung ra chiến lược kết nối cho vay tiểu thương tại các chợ truyền thống. Nhóm ngân hàng quy mô nhỏ và vừa như Sacombank, BacABank… đều đang dồn dập triển khai các sản phẩm tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do các nữ doanh nhân đứng đầu để tăng vốn lưu động mùa kinh doanh cao điểm.

Đưuọc biết, hiện nhiều ngân hàng tại Nam Định đều triển khai hàng loạt các ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng để thu hút dòng tiền từ dịch vụ bán lẻ như mở mới tài khoản thanh toán 0 phí, còn có cơ hội bốc thăm trúng thưởng hấp dẫn của HDBank; hay chương trình “Tích lũy mùa vàng - Muôn vàn quà tặng” dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ gửi tiền có kỳ hạn tại VietinBank với tổng giá trị quà tặng lên tới 3 tỷ đồng.

Mới đây Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng công bố chương trình tri ân khách hàng lớn nhất từ trước đến nay với hàng trăm nghìn giải thưởng tổng trị giá đến 100 tỷ đồng...

Bên cạnh đó, một số công ty tài chính tiêu dùng như Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (Fe Credit) và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON đang khẩn trương thực hiện các thủ tục, quy trình cần thiết để đẩy nhanh tiến độ giải ngân chương trình cho vay ưu đãi tín dụng tiêu dùng với quy mô 20 nghìn tỷ đồng. Đối tượng được ưu tiên là công nhân tại các khu công nghiệp, người lao động tại các khu đô thị có thu nhập thấp/trung bình.

Được biết, gói tín dụng tiêu dùng 20 nghìn tỷ đồng với lãi suất giảm 50% so với lãi suất thông thường đang được khẩn trương triển khai dịp cuối năm sẽ là cơ hội góp phần đẩy lùi tín dụng đen; hỗ trợ, giải quyết kịp thời những khó khăn trước mắt cho người lao động.

Tại Fe Credit, gói vay tiêu dùng 10 nghìn tỷ đồng sẽ có sản phẩm đa dạng, linh hoạt với giá trị vay từ 10-70 triệu đồng, kỳ hạn từ 6-24 tháng với mức ưu đãi lãi suất giảm 50% so với lãi suất thông thường, qua sản phẩm cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống và thẻ tín dụng. Một số công ty tài chính khác cũng nhập cuộc triển khai gói cho vay tiêu dùng lãi suất thấp như Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) đang áp dụng chính sách giảm gần 50% lãi suất cho toàn bộ khách hàng là công nhân...

Ngoài ra, với sự phát triển mạnh của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, thị trường tài chính tiêu dùng các tháng cuối năm đang đón nhận hàng loạt các mô hình “Chợ không tiền mặt 4.0” và làn sóng mở rộng các sản phẩm vay thấu chi, vay qua thẻ tín dụng nội địa.

Sản xuất bánh kẹo phục vụ tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Công ty TNHH Bánh kẹo Hòa Bình, Cụm công nghiệp An Xá (ảnh báo Nam Định)

Sản xuất bánh kẹo phục vụ tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Công ty TNHH Bánh kẹo Hòa Bình, Cụm công nghiệp An Xá (ảnh báo Nam Định)

Đến nay đã có hàng chục ngân hàng thành công trong kế hoạch phát triển thị phần thẻ tín dụng nội địa nhắm vào phân khúc khách hàng bình dân. Nhóm doanh nghiệp viễn thông như Viettel, VNPT hiện cũng đã cạnh tranh kết nối khách hàng áp dụng Mobile Money để thanh toán các khoản nhỏ lẻ qua mã VietQR… Đặc biệt với việc triển khai Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2022 trong tháng 12 tới đây, các ngân hàng cũng triển khai nhiều khuyến mại như ưu đãi hoàn tiền khi chi tiêu, quẹt thẻ, hay thanh toán qua ứng dụng ngân hàng của Sacombank, SHB… liên kết cùng các sàn giao dịch thương mại điện tử để khuyến mại thu hút khách hàng mua, bán hàng, giao dịch thanh toán trên nền tảng ngân hàng số.

Với chiến lược tập trung vào dịch vụ bán lẻ, các ngân hàng sẽ tạo được tăng trưởng an toàn, ít rủi ro nợ xấu trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu áp lực lớn từ lạm phát. Bên cạnh đó, phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng kích thích tiêu dùng, thúc đẩy thị trường dòng tiền luân chuyển trong người dân, đẩy nhanh tiến độ phục hồi sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế phù hợp với định hướng chung của Chính phủ trong các tháng cuối năm 2022.

Có thể bạn quan tâm

  • Nam Định: Đưa khoa học và công nghệ để phát triển kinh tế biển

    Nam Định: Đưa khoa học và công nghệ để phát triển kinh tế biển

    06:06, 28/11/2022

  • Nam Định: Chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp

    Nam Định: Chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp

    19:12, 28/11/2022

MINH HUỆ